Tại sao trẻ em bị ung thư?

Xét Nghiệm - 04/24/2024

Đối với những đứa trẻ, không có bất kỳ loại bệnh hay triệu chứng bất thường nào xảy ra trên cơ thể mà được xem là quá nhỏ và cho phép bố mẹ chủ quan với bé. Ung thư là nguyên nhân chính dẫn các bệnh gây tử vong cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, mặc dù ung thư ở trẻ em thường rất hiếm gặp.

Đối với những đứa trẻ, không có bất kỳ loại bệnh hay triệu chứng bất thường nào xảy ra trên cơ thể mà được xem là quá nhỏ và cho phép bố mẹ chủ quan với bé. Ung thư là nguyên nhân chính dẫn các bệnh gây tử vong cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, mặc dù ung thư ở trẻ emthường rất hiếm gặp.

Tại sao trẻ em bị ung thư?

Tại sao trẻ em bị ung thư

Theo các nghiên cứu chỉ ra cho thấy hầu hết các nguyên nhân gây ung thư trẻ em vẫn chưa được xác định rõ ràng và chính xác. Khoảng 5% các ca ung thư của trẻ là do đột biến di truyền từ cha mẹ. Ví dụ, 25 đến 30% ca ung thư nguyên bào võng mạc – một bệnh ung thư của mắt chủ yếu ở trẻ em – được gây ra bởi một đột biến di truyền trong gen RB1. Các đột biến do hội chứng di truyền nào đó như hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Beckwith-Wiedemann, hội chứng thiếu máu Fanconi, hội chứng Noonan và hội chứng von Hippel-Lindau cũng góp phần làm tăng nguy cơ ung thư ở trẻ em.

Nghiên cứu do Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) - một cơ quan chuyên môn thuộc WHO, thực hiện, cho biết trong giai đoạn 2001-2010, tỷ lệ ung thư ở trẻ em dưới 14 tuổi là 140/1 triệu trẻ em/năm. Bệnh ung thư thường gặp nhất ở trẻ em dưới 14 tuổi là bạch cầu, chiếm gần 1/3 tổng số ca ung thư, tiếp theo là u thuộc hệ thống thần kinh trung ương (20%) và ung thư hạch bạch huyết. Ở độ tuổi thanh thiếu niên (15-19 tuổi), tỷ lệ ung thư là 185/1 triệu người/năm.

Kết quả trên được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu phân tích khoảng 300.000 trường hợp được chẩn đoán ở 62 quốc gia. Giám đốc IARC Christopher Wild hy vọng những số liệu này sẽ giúp "nâng cao nhận thức, hiểu rõ hơn và hành động hiệu quả hơn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thời kỳ đầu đời này, vốn chưa được chú trọng đầy đủ”.

Đột biến gen gây ung thư cũng có thể phát sinh trong quá trình phát triển thai nhi trong bụng mẹ. Ví dụ, cứ 100 trẻ được sinh ra sẽ có 1 trẻ có gen bất thường gây tăng nguy cơ ung thư máu . Tuy vậy, chỉ có một trẻ trong 8000 trẻ có gen bất thường như trên mới thực sự mắc bệnh ung thư máu.

Trẻ em mắc hội chứng Down do dư nhiễm sắc thể 21 có nguy cơ phát triển ung thư máu cao hơn 10 đến 20 lần so với trẻ bình thường. Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh nhi bị ung thư máu do bị Down chiếm tỉ lệ không đáng kể.

Tại sao trẻ em bị ung thư?

Phần lớn ca ung thư ở trẻ cũng như ở người lớn, được cho là kết quả của đột biến gen dẫn đến tế bào phát triển không bình thường và tạo thành khối u ác tính. Đối với ung thư ở người lớn, đột biến này là do các tác nhân bên ngoài như khói thuốc lá, sợi thủy tinh amiăng (dùng cách âm, cách nhiệt) và tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, ngoại tác gây ung thư ở trẻ em rất khó xác định, một phần do ung thư không phổ biến ở trẻ em, một phần là vì rất khó kết luận bệnh nhi ung thư đã tiếp xúc với những tác nhân nào.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiễm phóng xạ có thể làm tổn thương ADN dẫn đến ung thư máu và các loại ung thư khác ở trẻ em. Nạn nhân phơi nhiễm từ rò rỉ phóng xạ hoặc nổ nhà máy điện hạt nhân, cả người lớn lẫn trẻ em, đều có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp tăng cao.

Trẻ nhỏ có mẹ từng thực hiện chụp x-quang hoặc chụp CT trong lúc mang thai, tức là đứa trẻ đã có tiếp xúc phóng xạ trước khi ra đời, cũng có nguy cơ cao mắc vài loại ung thư.

Những nghiên cứu về các tác nhân môi trường không đưa ra kết luận tổng quát nào. Những tác nhân này bao gồm, có bố mẹ phơi nhiễm chất gây ung thư, thuốc trừ sâu, tiếp xúc sớm với trung gian truyền nhiễm và sống gần nhà máy điện hạt nhân. Như vậy, câu hỏi liệu nguy cơ ung thư ở trẻ có tăng hay không nếu bố mẹ từng điều trị ung thư vẫn chưa được làm rõ.

Ung thư thường thấy ở trẻ em

1. Ung thư bạch cầu hay ung thư máu

Ung thư bạch cầu là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em Ấn Độ. Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư của các mô của cơ thể tạo máu, trong đó có tủy xương và hệ thống bạch huyết. Căn bệnh ung thư bạch cầu thường gây ra các cơn đau ở xương và khớp trên cơ thể.

2. Ung thư não

Hầu hết các khối u trong não phát triển ở phần dưới của não (tiểu não hoặc thân não), khi tế bào ung thư phát triển quá nhanh trong các mô thần kinh của não thì sẽ tạo thành khối u não ác tính và có thể khiến bệnh nhân tử vong. Các triệu chứng của bệnh ung thư não thường là nôn mửa, buồn nôn và mờ mắt.

Tại sao trẻ em bị ung thư?

3. Ung thư xương

Bệnh ung thư xương thường xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sụn, và tế bào mô liên kết của xương, thường gặp nhiều hơn ở trẻ lớn và thanh thiếu niên. Các triệu chứng của ung thư xương là đau trong xương, xuất hiện khối u, dễ gãy xương...

4. Ung thư nguyên bào thần kinh

Bệnh ung thư này phát triển từ các khối u nguyên bào thần kinh, thường xảy ra với các trẻ em rất nhỏ, ở độ tuổi 3-4. Đây chính là loại ung thư phổ biến nhất được chẩn đoán trong năm đầu tiên của cuộc đời. Khi trẻ có những biểu hiện như sốt, đau xương, buồn nôn và chán ăn thì đó là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị khối u nguyên bào thần kinh.

5. Ung thư hạch bạch huyết

Đây là bệnh ung thư của hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống miễn dịch và các mô bạch huyết.

Ngoài dấu hiệu làm suy giảm miễn dịch, trẻ bị ung thư hạch bạch huyết có thể gặp các triệu chứng khác như có hạch ở cổ, bẹn... sốt, giảm cân không có lý do, đổ mồ hôi về đêm...

Dấu hiệu bệnh ung thư ở trẻ em

- Giảm cân đột ngột, mệt mỏi, xanh xao.

- Đau ở xương và khớp khi chơi hoặc khi tham gia vào các hoạt động khác.

- Đau kéo dài không lý giải được, đau đầu kèm theo nôn.

- Xuất hiện khối u hoặc sưng nề bất thường ở cổ, nách, háng và bụng.

- Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.

- Dễ xuất hiện vết bầm tím (tụ máu) và chảy máu không lý giải được.

- Xuất hiện đốm trắng nhờ trên võng mạc.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh ung thư ở trẻ emLily & WeCare muốn chia sẻ tới các bậc phụ huynh để các cha mẹ biết cách phòng tránh và bảo vệ con yêu của mình. Dù bất kỳ loại ung thư nào, chẩn đoán sớm sẽ giúp việc chữa bệnh được hiệu quả. Chính vì vậy, các phụ huynh cần chú ý theo dõi những biểu hiện bất thường ở con trẻ để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Dịch vụ xét nghiệm sàng lọc ung thư tại nhà

Xét nghiệm tại nhà Xander

Phần lớn mọi người đều không nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo về các loại ung thư, đặc biệt là những triệu chứng bề ngoài tưởng như không liên quan, xét nghiệm sàng lọc ung thư từ sớm có thể giúp bạn đưa ra phương án điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Xét nghiệm tại nhà Xander giới thiệu đến bạn 2 gói Sàng lọc ung thư nam giới và Sàng lọc ung thư phụ nữ.

Xét nghiệm tại nhà - Xander luôn cam kết

Minh bạch tuyệt đối

Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà

Chuyên môn hàng đầu

Mẫu xét nghiệm được xử lý bằng phòng lab của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Nhiệt đới Trung ương. Thiết bị xét nghiệm hiện đại nhất cả nước. Bác sĩ đều là giáo sư đầu ngành. Kỹ thuật viên kinh nghiệm, đào tạo chính quy.

Dịch vụ tiện lợi

Xander cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.

Chi tiết gói xét nghiệm

- Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giớicủa Xander gồm các xét nghiệm nhỏ sau:

  • Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,
  • Xét nghiệm Alpha FP (AFP): Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan
  • Xét nghiệm CA 19 - 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng
  • Xét nghiệm CA 72 - 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.
  • Xét nghiệm Cyfra 21 - 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
  • Xét nghiệm CA 15 - 3: Xét nghiệm dấu ấn ung thư vú
  • Xét nghiệm CA 125: Xét nghiệm sử dụng trong chẩn đoán ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và theo dõi điều trị. Chỉ số CA125 tăng ở một số ung thư khác: tụy, dạ dày, trực tràng, phổi. Ngoài ra, CA 125 cũng có thể tăng trong một số trường hợp viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm SCC:Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng, tử cung, buồng trứng

* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Tại sao trẻ em bị ung thư?

- Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nam giới của Xander gồm các xét nghiệm nhỏ sau:

  • Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,
  • Xét nghiệm Alpha FP (AFP):Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan
  • Xét nghiệm CA 19 - 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng
  • Xét nghiệm CA 72 - 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.
  • Xét nghiệm Cyfra 21 - 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
  • Xét nghiệm PSA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tiền liệt tuyến.
  • Xét nghiệm SCC:Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng.

* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Cách tính tổng chí phí xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá gói xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giới và nam giới được cập nhật ở cuối bài viết.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984.999.501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Thời gian lấy mẫu:06:00 - 20:30

Xem thêm:

  • Trẻ em có bị ung thư vòm họng không?
  • Ung thư buồng trứng có thể gặp ở trẻ em?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!