Tầm quan trọng của việc kiểm soát cân nặng đối với bệnh tiểu đường

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Làm sao để ngăn ngừa và chữa trị bệnh tiểu đường? Mời bạn tham gia hội thảo Bệnh tiểu đường & việc kiểm soát cân nặng miễn phí.

Được biết đến như “một kẻ giết người thầm lặng”, bệnh tiểu đường (đái tháo đường) gây nên những biến chứng nguy hiểm đối với cơ thể và thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh. Đặc biệt, đối với những người thừa cân, béo phì thì bệnh tiểu đường lại càng nguy hiểm và việc kiểm soát cân nặng càng phải được chú trọng.

Người trưởng thành bị thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 (loại tiểu đường thường được chẩn đoán ở tuổi trưởng thành). Trên thực tế, khoảng 80% đến 90% số người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là những người bị thừa cân hoặc béo phì. Điều này một phần do lượng mỡ dư thừa của cơ thể gây ra sự kháng insulin, là khi cơ thể tạo ra insulin nhưng các mô không thể sử dụng insulin đúng cách để giảm lượng đường huyết.

Không ngạc nhiên khi bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn khi giảm cân. Động lực cho một người bị bệnh đái tháo đường tuýp 2 kiểm soát cân nặng hiệu quả khi họ biết nguy cơ tử vong vì bệnh tim và một số dạng ung thư tăng lên cùng với lượng mỡ thừa trong cơ thể họ.

Tầm quan trọng của việc kiểm soát cân nặng đối với bệnh tiểu đường

Để biết liệu bạn có bị thừa cân hoặc béo phì hay không, bạn cần biết chỉ số khối cơ thể (BMI). BMI là một phép đo để tính toán trọng lượng cơ thể tương ứng với chiều cao của bạn. Nhà cung cấp dịch vụ y tế có thể giúp bạn xác định BMI hoặc bạn có thể tự tính BMI bằng việc tìm hiểu trên Internet.

Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn xác định kế hoạch giảm cân trong việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và đảm bảo dinh dưỡng trong điều trị bệnh tiểu đường. Kế hoạch quản lý cân nặng của bạn sẽ bao gồm một chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất hiệu quả, giúp bạn có một cuộc sống lành mạnh, đồng thời ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Khi có ý định giảm cân, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn để có phương pháp giảm cân hiệu quả. Điều này cũng rất quan trọng nếu bạn đang sử dụng insulin hoặc thuốc.

Cân bằng giữa bệnh tiểu đường và giảm cân

Việc bạn cắt giảm một bữa ăn thôi cũng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng mỏng manh của lượng đường trong máu, insulin và thuốc trong cơ thể. Vì thế, bạn nên tham khảo chuyên gia dinh dưỡng về việc ăn kiêng. Quan trọng nhất là bạn phải đến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống cũng như luyện tập thể dục khi mắc bệnh tiểu đường.

Khi nói đến việc giảm cân, sự kiên nhẫn là yếu tố quyết định tất cả. Bạn không nên cuồng chân chạy theo một chế độ giảm cân quá nhanh, vì nó rất nguy hiểm. Một kế hoạch ăn kiêng và hoạt động thể chất hợp lý giúp thúc đẩy việc giảm cân là giảm 0,5–1 kg mỗi tuần.

Tầm quan trọng của việc kiểm soát cân nặng đối với bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường nên giảm 500 calo trong các bữa ăn mỗi ngày. Cắt giảm calo khỏi chế độ ăn – từ protein, carbohydrate, và chất béo –  là cách tốt nhất. Chuyên gia cũng khuyến cáo những người bị bệnh tiểu đường nên duy trì một tỷ lệ lành mạnh lượng carbohydrate, chất béo và protein:

  • 50–55% carbohydrate;
  • 30% chất béo;
  • 10% đến 15% protein.

Theo dõi lượng carbohydrate trong chế độ ăn kiêng của người mắc bệnh tiểu đường

Khi thực hiện giảm cân trong điều trị bệnh tiểu đường, bạn phải thực hiện việc thay đổi chế độ ăn uống cẩn thận, vì carbohydrate có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng đường trong máu. Chúng bị phân hủy thành đường trong quá trình tiêu hóa. Việc ăn các loại carbohydrate phức như bánh mì nguyên hạt và rau quả sẽ tốt cho người bệnh tiểu đường hơn vì chúng được hấp thụ chậm hơn vào máu, cắt giảm nguy cơ hạ đường huyết.

Tầm quan trọng của việc kiểm soát cân nặng đối với bệnh tiểu đường

Cắt giảm nhiều carbohydrate được xem như một chiến lược ăn kiêng thông thường. Tuy nhiên, chế độ ăn uống này có thể nguy hiểm cho người mắc bệnh tiểu đường. Khi cơ thể bạn không có các carbohydrate để biến đổi thành năng lượng, sự chuyển hóa của tế bào sẽ tạo thành ketosis và chất béo bị đốt cháy. Bạn sẽ không cảm thấy đói và ăn ít hơn bình thường, nhưng ketosis trong cơ thể quá lâu có thể gây ra vấn đề về sức khỏe.

Ketosis làm giảm sự cung cấp oxy cho mô, tạo sức ép lên mắt, thận, tim và gan. Đó là lý do tại sao chế độ ăn kiêng có hàm lượng carbohydrate thấp và có hàm lượng protein cao của Atkins không thực sự an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống cân bằng hơn để cơ thể bạn có thể xử lý các chất dinh dưỡng mà không rơi vào trạng thái ketosis.

Tập thể dục

Một trong những lợi ích của việc tập thể dục là giúp duy trì lượng đường trong máu được cân bằng, do vậy mà bạn sẽ không phải cắt giảm nhiều calo khi ăn.

Bạn có thể ăn thêm một chút nữa nếu đi bộ thêm 20 phút mỗi ngày giúp. Các chuyên gia giải thích rằng thay vì cắt giảm 500 calo, bạn có thể giảm chỉ 200 hoặc 300 calo và vẫn đạt được kết quả tuyệt vời trong việc giảm cân, đồng thời vẫn kiểm soát lượng đường trong máu. Trọng lượng cơ thể sẽ ổn định nếu bạn thực hiện từ từ quá trình giảm calo.

Tầm quan trọng của việc kiểm soát cân nặng đối với bệnh tiểu đường

Lưu ý: Mỗi loại bài tập ảnh hưởng đến lượng đường trong máu theo một cách khác nhau.

  • Bài tập aerobic, chạy bộ hoặc bài tập trên máy chạy bộ có thể giúp bạn làm giảm đường trong máu ngay lập tức;
  • Tập tạ hoặc các bài tập có cường độ nặng kéo dài có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhiều giờ sau khi tập luyện;
  • Với việc thực hiện các hoạt động thể chất, bạn có thể đốt cháy lượng đường trong máu cũng như lượng đường chứa trong cơ và trong gan.

Những người sử dụng insulin hoặc thuốc để kích thích sự giải phóng insulin nên theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu khi bắt đầu tập thể dục. Theo thời gian, khi bạn tập thể dục một cách thường xuyên, bạn có thể giảm liều của thuốc và insulin.

Một số loại thuốc tiểu đường, bao gồm insulin, có thể gây tăng cân. Nhiều người đã giảm cân một cách vô ý khi đường huyết của họ tăng lên rất cao trong một khoảng thời gian dài. Bạn có thể lấy lại cân nặng khi đường trong máu được kiểm soát tốt hơn. Nếu bạn đang bắt đầu uống một loại thuốc mới để điều trị bệnh tiểu đường, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về việc này để đảm bảo an toàn.

Ăn uống lành mạnh kết hợp với luyện tập thường xuyên và sử dụng thuốc khoa học sẽ giúp bạn duy trì được cân nặng, kiểm soát lượng đường huyết cũng như có một sức khỏe tuyệt vời hơn.

Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để biết thêm thông tin về bệnh tiểu đường, cách phòng ngừa cũng như chữa trị, bạn có thể đăng ký tham gia miễn phí hội thảo Bệnh tiểu đường & việc kiểm soát cân nặng. Chương trình do Medisetter – Dịch vụ tư vấn khám chữa bệnh tại nước ngoài tổ chức, diễn ra lúc 14 giờ ngày 27–5–2017 tại khách sạn Grand Hotel Sài Gòn, 8 Đồng Khởi, P. Bến Nghé, Q. 1, TP. HCM. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ hotline (08) 6681 1670.

Tại hội thảo này, bạn sẽ được gặp gỡ các bác sĩ – chuyên gia hàng đầu tại Hàn Quốc như bác sĩ Dong Won Byun, bác sĩ Yong Jin Kim đồng thời được tư vấn riêng với các bác sĩ.

Mời bạn đăng ký ngay hôm nay!

Tầm quan trọng của việc kiểm soát cân nặng đối với bệnh tiểu đường

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bệnh tiểu đường: Nên và không nên uống gì?
  • Biến chứng bệnh tiểu đường: Liệt dạ dày
  • 3 câu hỏi thường gặp khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!