Tầm soát ung thư vòm họng, bạn cần biết gì?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 03/29/2024

Các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện tầm soát ung thư vòm họng để tìm kiếm tế bào đột biến khi cơ thể không biểu hiện dấu hiệu đặc trưng.

Các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện tầm soát ung thư vòm họng để tìm kiếm tế bào ung thư khi cơ thể không hề biểu hiện bất kỳ dấu hiệu đặc trưng nào hoặc nếu như họ nghi ngờ bạn có nguy cơ mắc bệnh.

Tầm soát ung thư là thủ thuật sàng lọc nhằm tìm kiếm tế bào đột biến ở một người trước khi người đó có bất kỳ triệu chứng nào. Tầm soát ung thư có thể giúp bạn phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Từ đó, quá trình điều trị có thể diễn ra thuận lợi hơn. Nếu bạn đợi đến khi các triệu chứng ung thư xuất hiện mới đến bệnh viện để chẩn đoán, lúc này các tế bào đột biến có nguy cơ lan rộng.

Các nhà khoa học đang cố gắng hiểu rõ hơn về việc những người nào có nguy cơ mắc một số loại ung thư nhất định, chẳng hạn như ung thư vòm họng. Bên cạnh đó, họ cũng tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu để xác định các hành động và môi trường xung quanh những người này có gây ung thư hay không. Kết quả này sẽ là tiền đề giúp các bác sĩ:

  • Xác định người nào nên thực hiện tầm soát ung thư
  • Lựa chọn xét nghiệm tầm soát thích hợp
  • Tần suất tiến hành xét nghiệm tầm soát ung thư

Bạn cần lưu ý rằng việc bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện tầm soát ung thư không đồng nghĩa với việc cơ thể bạn xuất hiện các tế bào đột biến. Xét nghiệm tầm soát ung thư chỉ diễn ra khi bạn không biểu hiện bất kỳ triệu chứng ung thư nào.

Nếu kết quả xét nghiệm tầm soát bất thường, bạn có thể sẽ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để tìm hiểu xem bản thân có bị ung thư hay không. Những xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm chẩn đoán.

Tầm soát ung thư vòm họng

Mục đích của việc tầm soát ung thư vòm họng

Các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng khi cơ thể bạn không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến căn bệnh này.

Hiện nay, nhiều nhà khoa học vẫn đang tiến hành các cuộc nghiên cứu chuyên sâu về xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng để tìm ra những phương án tiềm năng và ít rủi ro nhất. Mục đích của chúng là xác định xem liệu tầm soát ung thư vòm họng có thể giúp một số người mắc bệnh này sống lâu hơn hoặc giảm thiểu nguy cơ tử vong hay không. Thực tế, đối với một số loại ung thư, cơ hội phục hồi sẽ cải thiện đáng kể nếu bệnh được phát hiện từ sớm và điều trị ở giai đoạn đầu.

Bạn có thể quan tâm: Ung thư vòm họng là bệnh gì, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị?

Tiêu chuẩn tầm soát ung thư vòm họng

Cho đến thời điểm hiện tại, các xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể. Ngoài ra, các chuyên gia vẫn chưa xác nhận giả thiết tầm soát ung thư vòm họng có khả năng làm giảm nguy cơ tử vong do căn bệnh này.

Các xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng có thể diễn ra trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bác sĩ sẽ tìm kiếm sự thương tổn ở những khu vực thường xuyên phát sinh tế bào đột biến, chẳng hạn như:

  • Khu vực mà bệnh bạch sản có thể xuất hiện (những mảng da dày, trắng ở lưỡi và bên trong lớp lót niêm mạc miệng)
  • Khu vực phát sinh hồng ban (các mảng đỏ bất thường)

Những tổn thương do bạch sản và hồng ban gây ra có nhiều khả năng trở thành ung thư.

Virus Epstein-Barr (EBV) có mối liên hệ mật thiết đến ung thư vòm họng. Do đó, những xét nghiệm kháng thể EBV hoặc xét nghiệm ADN của EBV từ lâu đã được chứng minh và áp dụng trong quá trình tầm soát ung thư vòm họng.

Bác sĩ sẽ lấy máu của bạn để tiến hành những xét nghiệm trên. Nếu kháng thể hoặc ADN của EBV được tìm thấy trong máu, bạn sẽ phải trải qua một loạt các xét nghiệm chuyên sâu hơn nhằm xác định rõ kết quả của tầm soát ung thư vòm họng. Tuy nhiên, hiện tại các nhà nghiên cứu vẫn chưa khẳng định phần lớn những xét nghiệm này có thể làm giảm nguy cơ tử vong ở người bệnh hay không.

Tầm soát ung thư vòm họng, bạn cần biết gì?

Hiện nay, một số xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng đã được đưa vào thử nghiệm lâm sàng. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ chuyên khoa cung cấp thêm thông tin cụ thể về vấn đề này.

Bạn có thể muốn đọc thêm: Bệnh bạch sản là gì? và Viêm họng do virus là bệnh gì?

Những rủi ro trong quá trình tầm soát ung thư vòm họng

Xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng có nguy hiểm không?

Các bác sĩ sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định bạn có nên thực hiện tầm soát ung thư vòm họng hay không. Thực tế, không phải tất cả các xét nghiệm tầm soát ung thư đều hữu ích. Mặt khác, phần lớn chúng đều có rủi ro.

Trước khi tiến hành bất kỳ xét nghiệm nào, bạn cần thảo luận chi tiết với bác sĩ chịu trách nhiệm. Hai yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý gồm:

  • Những rủi ro của xét nghiệm tầm soát
  • Liệu biện pháp này đã được chứng minh có khả năng giảm thiểu nguy cơ tử vong vì ung thư chưa?

Rủi ro của xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng

Hầu hết các xét nghiệm tầm soát ung thư, đặc biệt là ung thư vòm họng, đều có những rủi ro đặc trưng, bao gồm:

Chẩn đoán quá tay

Việc phát hiện bản thân mắc bệnh ung thư vòm họng có thể không cải thiện sức khỏe hoặc giúp kéo dài tuổi thọ của người bệnh.

Một số trường hợp ung thư có thể không bao giờ gây ra các triệu chứng hoặc mang tính chất đe dọa tính mạng. Việc bạn phát hiện chúng bằng biện pháp tầm soát ung thư còn gọi là chẩn đoán quá tay. Thực tế, đối với những ca ung thư như vậy, các chuyên gia vẫn chưa có đáp án chính xác cho việc liệu quá trình điều trị ung thư có giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ so với việc không tiến hành điều trị không. Thêm vào đó, những liệu trình điều trị ung thư phổ biến, chẳng hạn như phẫu thuật và xạ trị, đều có những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Nguy cơ kết quả xét nghiệm âm tính giả có thể xảy ra

Xét nghiệm tầm soát có thể đưa ra kết quả bình thường mặc dù ung thư vòm họng thật sự xuất hiện ở người bệnh. Nếu nhận kết quả xét nghiệm âm tính giả (một kết quả cho thấy bạn không mắc bệnh ung thư khi thực tế lại có), bạn có thể trì hoãn việc tìm kiếm phương pháp điều trị hợp lý ngay cả khi cơ thể biểu hiện rõ các triệu chứng.

Nguy cơ kết quả xét nghiệm dương tính giả có thể xảy ra

Kết quả xét nghiệm tầm soát có thể trông bất thường mặc dù bạn không bị ung thư. Kết quả xét nghiệm dương tính giả (trường hợp kết quả cho thấy bạn mắc bệnh ung thư nhưng thực tế thì không phải) có thể khiến người thực hiện xét nghiệm lo lắng và phải thường xuyên theo dõi bằng nhiều xét nghiệm chuyên sâu, chẳng hạn như sinh thiết. Việc này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần cũng như thời gian và tiền bạc của bạn.

Nguy cơ chẩn đoán sai có thể xảy ra

Sinh thiết là thủ tục cần thiết để chẩn đoán các loại ung thư nói chung, bao gồm cả ung thư vòm họng. Một chuyên gia sẽ lấy các tế bào hoặc mô từ vòm họng để kiểm tra các dấu hiệu ung thư bằng nhiều loại xét nghiệm khác nhau. Kết quả chẩn đoán có thể sai nếu như:

  • Tế bào có nguy cơ đột biến nhưng chuyên gia lại báo cáo chúng bình thường
  • Tế bào bình thường nhưng chuyên gia lại đưa ra kết quả chúng có thể là tế bào ung thư

Tầm soát ung thư vòm họng, bạn cần biết gì?

Khi kết quả chẩn đoán sai, liệu trình điều trị cần thiết có thể sẽ không tiến hành hoặc việc điều trị có thể không cần thiết. Dù ở trong trường hợp nào, người bệnh cũng sẽ nhận lấy những tác động tiêu cực không đáng có về nhiều mặt.

Bạn có thể muốn tìm hiểu: Sinh thiết: Xét nghiệm giúp bạn chẩn đoán ung thư.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Hồng ban đa dạng
  • 9 điều bạn nên biết về xét nghiệm máu
  • Tỷ lệ sống cho người bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!