Tăng cân ít là một vấn đề khá đáng lo ngại đối với nhiều mẹ bầu. Tăng cân ít không phải dấu hiệu của các bệnh hay biến chứng gì quá nguy hiểm trong thời gian mang thai, tuy nhiên nó sẽ để lại nỗi lo cho các bà mẹ đó là con sinh ra không được khỏe manh, suy dinh dưỡng, kém phát triển... Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu cần phải cải thiện chế độ ăn cũng như luyện tập để cho bé hấp thụ thêm được các chất dinh dưỡng cần thiết.
1. Tăng cân ít và những mối lo ngại của tăng cân ít
Nếu từ tháng 4 trở đi, mỗi tháng bạn chỉ tăng khoảng dưới 3-4kg thì gọi là mức tăng cân ít. Trong thai kỳ, bà bầu tăng trung bình 10 - 12kg và chủ yếu tăng trong mấy tháng cuối. Nói như vậy có nghĩa là trong khoảng 3 tháng cuối mẹ bầu sẽ khoảng 5-6kg là bình thường. Tất cả những mẹ bầu không tặng được tới số cân nặng đó trong những tháng cuối của thai kỳ đếu sẽ là bị mắc tình trạng tăng cân ít.
Theo các bác sĩ sản phụ khoa và dinh dưỡng, việc tăng cân ít như vậy chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến thai nhi. Nguy cơ đầu tiên là em bé sẽ có thể bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng từ trong bào thai. Điều này là khá nguy hiểm không chỉ đối với những bà mẹ có tiền sử bệnh lý mà cả đối với những bà mẹ có sức khỏe bình thường bởi việc nuôi bé bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bào thai cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn sau này.
Có một số trường hợp mẹtăng cân ít nhưng con sinh ra vẫn đảm bảo số cân tiêu chuẩn, nhưng cũng có trường hợp mẹ tăng cân nhiều nhưng con sinh ra lại bị nhẹ cân. Do vậy không hoàn toàn có thể dựa vào cân nặng của mẹ mà đánh giá tình trạng thai nhi. Tuy nhiên, việc mẹ tăng cân ít khi mang thai sẽ là dấu hiệu cho thấy những sự bất thường của thai nhi, do đó mẹ cần phải đi khám ngay để được tư vấn về chế độ ăn uống khoa học hơn, đảm bảo sức khỏe của thai nhi.
Tăng cân ít khi mang thai là dấu hiệu cho thấy sự bất thường của thai nhi.
Nguyên nhân khiến cho mẹ tăng cân không đáng kể trong thai kỳ có thể do mẹ không thể hấp thu đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Điều này có thể liên quan đến các yếu tố dị tật ở bé. Nếu chế độ ăn của mẹ không cung cấp cho mẹ ít nhất 400mcg axit folic mỗi ngày thì em bé trong bụng dễ mắc các dị tật ống thần kinh và xương sống (nhóm thực phẩm giàu axit foilic là các thực phẩm bao gồm đậu đỗ, nước cam, bánh mỳ, ngũ cốc...). Chế độ ăn thiếu hụt các loại vitamin như vitamin A, E, K, B2 và những chất khác (như sắt, canxi, kẽm, magie) cũng có liên quan đến chứng thiếu máu ở người mẹ và gây giảm chức năng não của trẻ.
Nếu tăng cân ít khi mang thai, mẹ bầu sẽ có nguy cơ đối mặt với dấu hiệu chuyển dạ sớm. Nếu không chuyển dạ sớm thì bé cũng sẽ bị nhẹ cân sau khi chào đời. Điều này kéo theo hàng loạt rắc rối về mặt sức khỏe khác ở bé như còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển...
2. Phải làm gì khi mẹ tăng cân ít khi mang thai?
Điều đầu tiên mẹ cần làm để cải thiện cân nặng của mình đó là thay đổi chế độ dinh dưỡng hiện tại. Theo tiêu chuẩn dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai, các bữa chính trong ngày nên có đủ các nhóm: đạm, béo, vitamin và chất xơ. Mẹ bầu nên sử dụng thêm 2-3 bữa phụ hàng ngày là các món ăn như bánh mỳ, bánh ngọt, sữa, hoa quả tươi... Các thực phẩm phải đáp ứng về độ an toàn, tươi ngon trước khi chế biến. Đối với những món thực phẩm bán sẵn như sữa hộp, sữa tươi, bánh quy... thì cần phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng.
Các mẹ bầu nên đa dạng dinh dưỡng để kích thích sự thèm ăn và ngon miệng, khiến việc tiêu hóa thức ăn được thuận lợi. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, sữa là nguồn chất quý giá cho mẹ bầu và thai nhi. Bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên uống sữa hàng ngày vì trong sữa có đầy đủ chứa chất béo, đạm, đường, vitamin và các dưỡng chất khác cần thiết cho cơ thể. Mẹ bầu cũng nên uống đủ nước để việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra được tốt. Nước còn giúp đào thải các chất căn bã tích tụ trong cơ thể.
Những bí quyết cực hay giúp 'thánh gầy' tăng cân nhanh chóng
Bánh dẻo chứa bao nhiêu calo?
Đi ngủ sau 23 giờ có thể bạn sẽ mắc 5 căn bệnh nguy hiểm này
Giảm tình trạng rạn da khi dậy thì
Vì sao chia tay lại rất dễ bị đau ngực, tăng cân?
3. Các loại thực phẩm có lợi cho mẹ bầu
Sữa chua: Sữa chua cung cấp canxi và vitamin, kích thích men tiêu hóa và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Nhi khô: chứa nhiều chất xơ và sắt.
Nước ép cà rốt: chứa nhiều vitamin A và chất xơ.
Sữa đậu nành: giàu canxi và vitamin D
Hoa quả tươi: cung cấp chất xơ, nước và vitamin.
Bánh mỳ, bánh ngọt: đảm bảo đủ độ tinh bột cho mẹ bầu
Nước cam: giàu sắt và canxi
Ngoài ra, mẹ bầu nên hạn chế mỳ gói và các loại nước ngọt, nước có ga vì chúng chứa nhiều đường, muối và chất béo không có lợi cho sức khỏe.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!