Để tăng chiều cao ở độ tuổi dậy thì và đôi mươi, bạn cần lưu ý những sự khác biệt căn bản thì mới đạt được vóc dáng chuẩn như ý.
Phát triển chiều cao ở người chủ yếu là do việc xương phát triển tốt hay xấu quyết định. Bộ phận liên quan đến chiều cao là xương sọ, xương cột sống và tứ chi, tốc độ tăng trưởng của mỗi người là không giống nhau. Trong những năm đầu tiên, phần đầu phát triển nhanh nhất, tiếp theo là xương cột sống và sau đó là tứ chi. Vì vậy, ở mỗi giai đoạn phát triển của con người, khả năng tăng chiều cao ở tuổi 15 hay 20 phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau.
Tăng chiều cao ở độ tuổi 15
Lứa tuổi dậy thì, đặc biệt là trong độ tuổi 15, sẽ là thời điểm tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương cũng như các chức năng sinh dục mới. Tốc độ tăng trưởng nhanh cả về chiều cao, cân nặng sẽ đạt đỉnh của tốc độ tăng chiều cao khi mà con người có thể tăng khoảng 8–10cm/năm. Vì thế, chiều cao của con người phần lớn được quyết định ở giai đoạn này.
Vì thế, muốn chiều cao phát triển tốt, các bạn trẻ phải cực kỳ ý thức việc thúc đẩy sự phát triển chiều cao của mình ngay từ giai đoạn mới bắt đầu dậy thì (11–12 tuổi trở đi) và chú trọng giai đoạn tăng chiều cao ở tuổi 15. Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng ở độ tuổi này là điều kiện bắt buộc để có thể phát triển chiều cao. Bạn nên lưu ý những lời khuyên sau để có thể tăng chiều cao ở tuổi 15:
1. Đảm bảo dinh dưỡng: Ăn 8 bữa/ngày, bao gồm 3 bữa chính và thêm 4 – 5 bữa phụ. Các bữa ăn cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là dinh dưỡng cho hệ xương chắc khỏe như canxi, vitamin D, magiê… Ăn kết hợp nhiều loại khác nhau: cơm, bún, hủ tiếu, mì, trái cây, rau… bất cứ thứ gì mà bạn thèm ăn. Để chiều cao ở tuổi 15 được tối ưu thì nên uống 1 lít sữa tươi mỗi ngày để cung cấp canxi cho cơ thể.
2. Ngủ đủ giấc: Ngủ ít nhất 8 giờ/ngày, tập thói quen đi ngủ sớm (khoảng 20 giờ 45 – 7 giờ 15 sáng) bởi trong khi ngủ, đặc biệt là lúc ngủ say, các hormone tăng trưởng sẽ được tiết ra nhiều nhất.
3. Tập luyện thể thao: Chơi các bộ môn thể thao như bóng rổ, bơi lội, đạp xe… Các động tác khi tham gia các bộ môn thể thao này sẽ tạo ra những kích thích cơ học lên các lớp sụn của xương, từ đó giúp xương nhanh chóng dài ra hơn. Hạn chế tập tạ ở khoảng thời gian này nếu bạn muốn có một thân hình lý tưởng về sau, mà thay vào đó hãy tập: hít đất, đu xà, nhảy dây… vừa giúp bạn tăng chiều cao ở tuổi 15 hiệu quả, vừa phát triển cơ thể cân đối, hài hòa.
Tăng chiều cao ở độ tuổi 20
Tuổi 20 được coi là độ tuổi sau dậy thì, cơ thể bắt đầu phát triển chậm lại và khả năng tăng chiều cao ở tuổi 20 rất thấp. Sau giai đoạn dậy thì, sự sụt giảm của các nội tiết tố liên quan đến canxi và phốt pho làm cho sự phát triển chiều cao chậm lại do ngừng quá trình chuyển canxi vào xương.
Tuy nhiên, dù xương đã ổn định và không thể phát triển thêm, nhưng nhờ có các hormone, chiều cao của chúng ta vẫn có thể được cải thiện. Hormone được sản sinh ra trong quá trình chúng ta ăn uống, tập luyện và sinh hoạt. Chính vì vậy, cách tăng chiều cao ở tuổi 20 là cần có chế độ luyện tập hợp lý với việc chọn lựa những bài tập hỗ trợ tăng chiều cao. Những bí quyết sau có thể giúp bạn cải thiện chiều cao dù đã qua tuổi dậy thì:
1. Tập thể dục đều đặn: Thói quen tập thể dục sẽ giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra hiệu quả, tăng trọng khối xương khi trưởng thành, kích thích hormone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn. Những môn thể thao như nhảy cao, nhảy xa, bóng rổ… hay các bài tập kéo giãn như yoga, bơi lội… là các bộ môn nên thường xuyên tập luyện, để có thể tăng chiều cao ở tuổi 20.
2. Ăn uống đủ chất: Nếu muốn tăng chiều cao ở tuổi 20, bạn hãy đảm bảo mình luôn duy trì một chế độ ăn uống phù hợp. Không nên ăn kiêng, kén ăn. Lưu ý: Cung cấp đủ protein, canxi cần thiết để phát triển xương. Các thực phẩm được khuyên ăn gồm có: thịt nạc, cá, trứng, sữa, đậu nành… Một số thực phẩm như sữa, cá hộp nguyên xương, tôm, cua, ốc… cũng chứa rất nhiều canxi, cần được bổ sung hàng ngày trong các bữa ăn.
3. Sinh hoạt lành mạnh: Chế độ ngủ nghỉ, thư giãn cũng là một trong những yếu tố cốt lõi, quyết định chiều cao của bạn. Hãy đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày, ngoài ra, cần duy trì một thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc, không nên thức quá khuya, cố gắng hết sức có thể tránh căng thẳng, stress… những yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới không chỉ sức khỏe, mà còn là khả năng phát triển chiều cao.
Ai trong mỗi chúng ta khi trưởng thành đều mong muốn có một thân hình cân đối, chiều cao lý tưởng. Việc cải thiện chiều cao ở mọi độ tuổi chưa bao giờ là muộn, miễn là bạn có lòng quyết tâm và sự kiên nhẫn cùng với những phương pháp hợp lý thì nhất định sẽ đạt được mục tiêu!
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 9 bài tập tăng chiều cao hiệu quả với mọi đối tượng
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý tuân theo tháp dinh dưỡng
- Chế độ ăn uống cho tuổi dậy thì vừa cao vừa khỏe mạnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!