Tăng huyết áp thai kỳ nguy hiểm thế nào?

Xét Nghiệm - 04/16/2024

Tăng huyết áp thai kỳ là vấn đề rất quan trọng đối với mẹ bầu, nó ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé. Vậy tăng huyết áp thai kỳ nguy hiểm như thế nào? Nó ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào? Sau Lily & WeCare sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về sự nguy hiểm của chứng tăng huyết áp thai kỳ đối với mẹ bầu.

Tăng huyết áp thai kỳ là vấn đề rất quan trọng đối với mẹ bầu, nó ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé. Vậy tăng huyết áp thai kỳ nguy hiểm như thế nào? Nó ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào? Sau Lily & WeCare sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về sự nguy hiểm của chứng tăng huyết áp thai kỳ đối với mẹ bầu.

Huyết áp thai kỳ tăng là gì?

Tăng huyết áp thai kỳ là một triệu chứng của hội chứng nhiễm độc thai nghén (phù, tăng huyết áp và albumin niệu), thường gặp ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Mẹ bầu bị tăng huyết áp nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến tiền sản giật và sản giật nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con. Tăng huyết áp thai kỳ là hiện tượng huyết áp tăng so với thời điểm trước khi mang thai và có số đo trên 140/90mmHg.

Hoặc chỉ số huyết áp tâm thu tăng trên 30mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương tăng trên 15mmHg so với huyết áp trước khi mang thai cũng được gọi là tăng huyết áp thai kỳ.

Tăng huyết áp thai kỳ nguy hiểm thế nào?

Cách để biết mẹ bầu có bị tăng huyết áp hay không?

Hiện nay khoa học phát triển vì thế việc đo huyết áp rất dễ dàng đối với mỗi người kể cả mẹ bầu. Có rất nhiều cách để đo huyết áp đó là đo huyết áp tại nhà, đến các cơ sở y tế và đo huyết áp.

- Đo huyết áp tại nhà vào các thời điểm giống nhau trong ngày, để theo dõi chỉ số huyết áp và mức chênh lệch các chỉ số này là cách đơn giản giúp mẹ bầu theo dõi huyết áp của mình.

- Hoặc mẹ bầu có thể đến các trung tâm y tế xã, phường, bệnh viện, phòng khám... để kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

- Bên cạnh các cách thức trên, thai phụ cũng có thể nhận biết các triệu chứng cơ thể như: mệt mỏi, choáng váng thường xuyên, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, hoa mắt...Khi bị những hiện tượng này, thai phụ nên đi khám vì rất dễ bị tăng huyết áp do thai nghén nhiễm độc – hiện tượng này thường xảy ra ở tuần thai 20.

Tăng huyết áp thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

- Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: người bị tăng huyết áp thai kỳ có nguy mắc bệnh tim mạch cao sau sinh so với người không bị tăng huyết áp thai kỳ. Có khả năng bị tăng huyết áp và đột quỵ sau sinh.

- Thai nhi chậm phát triển và sinh non do bị tiền sản giật và sản giật: trong thời kì này dễ xảy ra tiền sản giật và sản giật. Trước đây người ta chẩn đoán tiền sản giật dựa vào ba triệu chứng: huyết áp tăng, phù và protein niệu nhưng quan niệm hiện đại thì cho rằng chỉ cần bị huyết áp cao thai nghén kèm với protein niệu nhiều là đủ để chẩn đoán tiền sản giật. Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thời kỳ thai nghén và gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau.

- Nguy cơ tử vong đối với thai phụ: do ảnh hưởng của tiền sản giật nên thai phụ có nguy cơ thiếu máu cơ tim cục bộ dễ dẫn đến tử vong.

Tăng huyết áp thai kỳ nguy hiểm thế nào?

Những cách đề phòng tăng huyết áp thai kỳ

- Tư vấn trước khi sinh: khi đã mang thai và thai phụ lo lắng về hệ lụy của bệnh tăng huyết áp thai kỳ thì nên trang bị cho mình những kiến thức khi sinh. Có thể là thay đổi loại thuốc và lượng thuốc uống tránh bị tiền sản giật. Theo dõi tình trạng huyết áp thường xuyên để kịp thời điều trị.

- Đề phòng hiện tượng tiền sản giật khi mang thai: Tiền sản giật có thể dự phòng hoặc giảm bớt biến chứng nhờ khám thai định kỳ. Tuân thủ việc điều trị tiểu đường nghiêm ngặt hoặc các bệnh nội khoa khác. Thai phụ nên nghỉ ngơi tại nhà nếu bệnh nhẹ, tự đếm cử động thai, tự theo dõi các dấu hiệu trở nặng như phù tăng, lên cân nhanh, nhức đầu nặng, mắt nhìn mờ, đau vùng gan, buồn nôn, nôn nhiều. Nên nhập viện ngay khi có một trong các dấu hiệu trên bởi thực tế lúc nào tiền sản giật biến thành sản giật khó đoán trước được.

- Người bị bệnh tim mạch, hen suyễn, gan... không nên mang thai.

- Uống thuốc: không nên uống thuốc trị tăng huyết áp một cách tích cực vì ảnh hưởng trực tiếp đến lượng máu nuôi thai nhi. Nếu huyết áp trên 170/110mmHg cách điều trị bao gồm kiểm soát tốt huyết áp bằng các thuốc hạ áp đường tĩnh mạch và cố gắng duy trì quá trình thai nghén đến mức tối đa mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ

Như vậy, tăng huyết áp thai kỳ rất nguy hiểm đến cả mẹ lẫn bé trong bụng vì thế nếu bạn có ý định có con thì hãy nên đi khám để biết được có triệu chứng dẫn đến tăng huyết áp hay không để có kế hoạch cho việc sinh đẻ.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Tăng huyết áp thai kỳ nguy hiểm thế nào?

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Giá gói xét nghiệm:

  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13:721,000 đồng.
  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.

Cách tính tổng giá xét nghiệm:

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc đúng thời điểm để kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe, giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Xem thêm:

  • Huyết áp khi mang thai bao nhiêu là bình thường?
  • Huyết áp cao làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tiền sản giật ở thai phụ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!