Thai quá ngày và những điều nên biết

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Thai kỳ phát triển bình thường kéo dài khoảng 40 tuần, nhưng không ít mẹ phải mang thai nên 40 tuần chưa chuyển dạ. Hiện tượng này xảy ra là bình thường hay còn tiềm tàng nhiều rủi do vì có nhiều thai phụ và gia đình chưa có những hiểu biết chính xác về vấn đề thai quá ngày sinh. Chính vì vậy mà Lily & WeCare đưa đến cho mọi người những kiến thức cơ bản về thai quá ngày qua bài viết sau đây.

Thai kỳ phát triển bình thường kéo dài khoảng 40 tuần, nhưng không ít mẹ phải mang thai nên 40 tuần chưa chuyển dạ. Hiện tượng này xảy ra là bình thường hay còn tiềm tàng nhiều rủi do vì có nhiều thai phụ và gia đình chưa có những hiểu biết chính xác về vấn đề thai quá ngày sinh. Chính vì vậy mà Lily & WeCare đưa đến cho mọi người những kiến thức cơ bản về thai quá ngày qua bài viết sau đây.

Các mẹ có biết có khoảng 3-5% phụ nữ mang thai sinh nở đúng thời gian dự kiến, còn lại phần lớn đều sinh sớm hoặc muộn hơn dự sinh trong vòng 1-2 tuần.

Theo các chuyên gia cho biết, việc thai 40 tuần chưa chuyển dạ hoặc mẹ sinh sớm từ tuần 37-38 là hiện tượng hết sức bình thường. Điều quan trọng ở đây là các mẹ cần phải đi thăm khám và theo dõi đều đặn nếu thai quá ngày sinh nhưng chưa xuất hiện dấu hiệu của sự chuyển dạ.

Vậy thai quá ngày là gì?

Trong dân gian có từ “chửa trâu” nhằm liên hệ đến trường hợp thai đã quá ngày dự sinh mà bé vẫn chưa chịu ra.

Trong y học, thai quá ngày được định nghĩa là những thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần hoặc 294 ngày tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Căn cuối vào ngày đầu kỳ kinh cuối cùng mà bác sĩ có thể đưa ra dự kiến ngày sinh. Cách tính như sau: tháng cộng thêm 9, ngày cộng thêm 7 (không phải 10 do có những ngày 31 ngày).

Tuy nhiên trong số 12% sản phụ được chuẩn đoán là thai quá ngày, chỉ có khoảng 4% là quá ngày thật sự, số còn lại chỉ do tính vong kinh không đúng.

Thai quá ngày và những điều nên biết

Vì sao hơn 42 tuần mà bé vẫn chưa chịu ra ngoài?

Thứ nhất, do sự sai lệch trong việc cung cấp ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cho bác sĩ nhắm tính ngày sinh dự kiến cho thai nhi. Trước khi mang thai, chu kỳ kinh của bạn không đều hay không theo dõi thường xuyên, khả năng rơi vào thai quá ngày là rất cao.

Thứ hai, có thể là do lần siêu âm đầu tiên thực hiện quá trễ sau, 3 tháng đầu mang thai.

Ngoài ra, thai quá ngày còn bị gây ra bởi một số yếu tố khác như bất thường ở thai nhi, sự thiếu hụt enzyme ở nhau thai hoặc do hàm lượng nội tiết tố tuyến giáp thấp, dây rốn thai nhi ngắn, ngôi thai không đúng trục chẳng hạn cao, nằm ngược hoặc nằm ngang.

Hậu quả mà thai quá ngày để lại

Nguy cơ cho mẹ: Gia tăng khả năng mổ lấy thai nhi ra và đẻ có sự cân thiệp của thủ thuật chứ không còn được đẻ tự nhiên nữa, nằm viện dài ngày và để lại nhiều biến trứng.

Nguy cơ cho thai nhi: Khi thai quá ngày xuất hiện làm nhau thai bị già đi, đe dọa đến sự an toàn tính mạng cũng như sức khỏe của trẻ. Nó còn ảnh hưởng không ít đến nhịp tim thai nhi, gây ra tổn thương cho thần kinh, thiểu năng hệ thần kinh vận động và có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, sốt cao, nhiễm trùng, nghiêm trọng hơn là tử vong.

Nếu không phát hiện kịp thời, thai nhi sẽ bị tử vong trong lúc mẹ chuyển dạ. Do lượng nước ối giảm dần, dây rốn bị chèn ép mỗi khi cơn gò tử cung xuất hiện gây suy thai (chiếm tỷ lệ 10-20% thai quá ngày).

Thai quá ngày và những điều nên biết

Làm gì khi thai quá ngày?

Nếu như đến ngày dự sinh hoặc thái quá ngày dự sinh khoảng 1 tuần, tốt nhất các mẹ nên đến bệnh viện để được khám và theo dõi kỹ càng. Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào của mẹ và thai nhi, bác sĩ có thể chỉ định mổ để giữa an toàn cho cả mẹ và bé. Theo dõi chỉ số nước ối bằng siêu âm, siêu âm thai kiểm tra dịch ối ít nhất 2 tuần/lần. Thiếu ối (được định nghĩa khi chỉ số nước ối ≤ 5 hoặc túi ối lớn nhất ≤ 2 x 2cm) có nguy cơ cao dẫn đến suy thai và khả năng tử vong cao. Theo dõi suy thai bằng máy minitor, hai thử nghiệm thường được dùng là thử nghiệm không đả kích (non-stress test) và thử nghiệm đả kích (cotraction stress test). Thử nghiệm này được làm 2 lần/tuần. Chỉ định mổ lấy thai nhi khi xuất hiện DipII.

Trong quá trình mổ chỉ định lấy thai nhi, các mẹ sẽ được kích thích, tạo cơn co tử cung giống như chuyển dạ. Nếu thai nhi trong bụng không có bất kì dấu hiệu gì tiêu cực, mẹ tiếp tục được theo dõi chờ chuyển dạ và làm thử nghiệm này sau 24-48 giờ. Việc sinh thường hoàn toàn có thể xảy ra.

Như vậy, thai quá ngày dự kiến sinh chưa hẳn là thai già tháng. Không phải lo lắng thái quá, gây áp lực yêu cầu được mổ lấy thai. Lúc này, điều quan trọng nhất là mẹ bầu cần hết sức bình tĩnh, nghe theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để việc sinh nở diễn ra suôn sẻ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!