Mỗi khi thấy bé Tiểu Cường say ngủ với mồ hôi nhễ nhại đầy đầu, chị Tuyết đều cảm thấy không yên lòng và tin chắc con mình đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Mỗi đêm, chị Tuyết đều bật máy điều hòa nhưng bé Tiểu Cường vẫn ra nhiều mồ hôi, thậm chí ướt cả nơi bé nằm, liệu đây có phải là dấu hiệu bình thường?
Có thể khẳng định với các mẹ một điều rằng trẻ đổ nhiều mồ hôi là dấu hiệu bình thường và thường gặp ở nhiều trẻ. Bộ não của trẻ sơ sinh có điểm đặc biệt là phía dưới khu vực não giữa không có thần kinh cảm nhiệt.
Đầu trẻ đổ nhiều mồ hôi là dấu hiệu bình thường, chứng tỏ bộ não và chức năng điều chỉnh nhiệt độ đang vận hàng trơn tru.
Cho dù là trẻ con hoặc người lớn, đổ nhiều mồ hôi là tín hiệu tốt. Thông qua lỗ chân lông của da, cặn bã và chất độc sẽ đào thải ra ngoài, điều này giúp làn da của chúng ta luôn ở trạng thái mát mẻ, ngăn chặn tình trạng da khô trong thời tiết khô nóng.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi:
1. Hệ thần kinh chưa phát triển hoàn thiện
Hệ thần kinh là một mạng lưới phức tạp gồm thần kinh và tế bào có chức năng là truyền thông tin đến bộ não, tủy sống và các bộ phận cơ thể, đồng thời kiểm soát và cân bằng nhiệt độ cơ thể.
Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, do đó thân nhiệt của trẻ sẽ thay đổi tùy theo nhiệt độ môi trường. Khi môi trường xung quanh có nhiệt độ cao hoặc sau khi trẻ bú, trẻ sẽ đổ nhiều mồ hôi.
2. Quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh
Nhịp tim của trẻ sơ sinh nhanh hơn trẻ vị thành niên, nhịp tim của trẻ vị thành niên nhanh hơn người trưởng thành.
Trẻ từ 0 đến 1 tháng tuổi: nhịp tim 70-190 lần/phút.
Trẻ từ 1 đến 11 tháng tuổi: nhịp tim 80-160 lần/phút.
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi: nhịp tim 80-130 lần/phút.
Trẻ từ 3 đến 4 tuổi: nhịp tim 80-120 lần/phút.
Trẻ từ 5 đến 6 tuổi: nhịp tim 75-115 lần/phút.
Trẻ từ 7 đến 9 tuổi: nhịp tim 70-110 lần/phút.
Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người trưởng thành: nhịp tim 60-100 lần/phút.
Nhịp tim càng nhanh nghĩa là lượng máu vận chuyển đến các tế bào và quá trình trao đổi chất diễn ra càng nhanh, đó cũng là nguyên nhân gia tăng lượng mồ hôi ở trẻ.
3. Tư thế ngủ của trẻ vào ban đêm
Ảnh minh họa
Trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi trộm, đặc biệt là vào ban đêm và một trong những nguyên nhân là do tư thế ngủ của trẻ.
Trong quá trình ngủ, trẻ sơ sinh ít trở mình hay cố định vị trí đầu và hiếm khi thay đổi tư thế ngủ như người lớn, đó là lý do đầu trẻ đổ nhiều mồ hôi.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh có giấc ngủ sâu hơn trẻ vị thành niên và người trưởng thành. Trong chu kì giấc ngủ sâu, thân thể của trẻ ít cử động, điều này cũng là nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi trộm.
4. Vị trí tuyến mồ hôi
Người trưởng thành có tuyến mồ hôi phân bố khắp cơ thể, hoạt động hiệu quả và không giới hạn ở một vài bộ phận.
Trẻ sơ sinh có điểm đặc biệt là tuyến mồ hôi phân bố khắp cơ thể nhưng bởi vì chưa phát triển hoàn thiện, do vậy trẻ thường đổ nhiều mồ hôi ở phần đầu.
Thai nhi khi ở trong tử cung của mẹ không đổ mồ hôi, bởi cơ thể người mẹ đã kiểm soát thân nhiệt của thai nhi. Việc đổ mồ hôi lúc này là không cần thiết và tuyến mồ hôi sẽ không hoạt động cho đến khi trẻ ra đời.
Sau khi trẻ ra đời, chức năng tuyến mồ hôi duy nhất hoạt động tập trung tại phần đầu của trẻ. Hệ thần kinh của trẻ chưa kiểm soát những bộ phận khác, lúc này những tuyến mồ hôi hoạt động mạnh sẽ tiết nhiều mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm.
Trẻ sơ sinh tiết mồ hôi trải rộng bề mặt hơn người trưởng thành, khu vực tiết mồ hôi tập trung tại phần đầu, do đó phần đầu của trẻ sẽ đổ nhiều mồ hôi.
Những tuần tiếp theo, các tuyến mồ hôi phân bố khắp cơ thể trẻ sẽ dần hoạt động. Lúc này không chỉ đầu trẻ đổ mồ hôi, ngay cả cơ thể, cánh tay và chân đều ra nhiều mồ hôi.
Nguyên nhân đến từ môi trường:
1. Nhiệt độ môi trường cao
Nếu trẻ đổ mồ hôi trộm khi đang ngủ, nghĩa là nhiệt độ trong phòng quá cao. Môi trường xung quanh trẻ là yếu tố quyết định, cho dù là vào mùa nào nếu nhà có trẻ con thì bố mẹ phải điều chỉnh nhiệt độ trong phòng thích hợp.
Vào mùa đông, nhiệt độ trong phòng nên giữ ở mức ấm, không nên điều chỉnh quá khô nóng, bởi tình trạng này sẽ khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi và thiếu nước.
2. Bao bọc trẻ quá kỹ
Nhiều bậc cha mẹ đánh giá thấp khả năng chống chọi khí lạnh ở trẻ. Chẳng hạn như trường hợp của chị Tuyết, khi bé Tiểu Cường được 5 tuổi, chị Tuyết nghĩ rằng bé Tiểu Cường quá nhỏ để chống chọi lạnh giá của mùa đông.
Chị Tuyết đã bao bọc bé Tiểu Cường trong một tấm chăn rất dày. Cho dù bé Tiểu Cường nằm trong túi ngủ và túi ngủ có khả năng duy trì nhiệt độ ổn định nhưng chị Tuyết vẫn nghĩ rằng bé Tiểu Cường cần khoác thêm một tấm chăn dày để giữ ấm cơ thể.
Nửa đêm tỉnh giấc, chị Tuyết đến bên giường của con và phát hiện bé Tiểu Cường đổ mồ hôi trộm. Nguyên nhân là do cơ thể của bé Tiểu Cường còn nhỏ, bé không thể hất chăn dày, tuyến mồ hôi đã vận hành bằng cách tiết mồ hôi giúp cơ thể của bé tránh nóng và điều chỉnh lại thân nhiệt.
Những biệp pháp giúp xử lý tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ:
1. Bổ sung nước
Trước khi trẻ ngủ, mẹ nên cho trẻ bổ sung đủ nước, điều này giúp ngăn chặn tình trạng mất nước khi cơ thể trẻ đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm. Đương nhiên nếu trẻ được bú sữa mẹ vẫn là tốt nhất.
2. Thay gối và khăn
Mồ hôi đổ nhiều sẽ thấm ướt nơi trẻ nằm và có thể khiến trẻ bị cảm lạnh. Mẹ nên chuẩn bị sẵn 2 cái gối, cần lót thêm khăn thấm hút mồ hôi. Sau khi trẻ ngủ từ 1 – 3 tiếng mồ hôi sẽ đổ nhiều nhất, mẹ có thể thay gối và khăn cho trẻ từ 1 – 2 lần.
Nếu trẻ đổ quá nhiều mồ hôi thì mẹ không nên xem nhẹ, bởi có thể trẻ đang gặp vấn đề về hệ thần kinh, hô hấp, tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc bệnh di truyền. Khi ngủ, trẻ đổ nhiều mồ hôi và sau khi tỉnh dậy, trẻ có biểu hiện mệt mỏi thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khám.
Nguồn: Sohu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!