Dấu hiệu của việc thoát vị đĩa đệm không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với đau lưng thông thường. Nhưng thực tế đó lại chính là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh thoát vị đĩa đệm, cần phải nhận biết sớm để có biện pháp điều trị phù hợp.
Đĩa đệm bị thoát vị (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng đa dạng, nhưng chủ yếu là do vận động hoặc ngã làm tổn thương vùng lưng và mông. Bệnh cũng có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của cột sống nhưng thường thấy nhất là ở vị trí thấp của lưng. Trong trường hợp này sẽ gây ra đau thắt vùng lưng và lan xuống cả chân, thoát vị đĩa đệm ở cổ sẽ gây đau cổ, gáy, vai và cánh tay.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm sẽ ngày càng rõ ràng nếu không có biện pháp khắc phục. Điển hình nhất sẽ là đau, dấu hiệu này lúc nào cũng xuất hiện đầu tiên, thường đau dữ dội nhất khi đi đứng, giảm đau khi nằm nghỉ nhưng không hết hẳn, và đau không có biểu hiện giảm nếu không sử dụng thuốc.
Ngoài ra còn một số triệu chứng khác:
- Tê bì: Triệu chứng này xuất hiện tùy thuộc vào vị trí của rễ thần kinh bị chèn ép. Theo đó, các vị trí tê thường thấy là: gót chân, bàn chân, mặt ngoài bắp chân, mu bàn chân, mặt trước xương chày, mặt trước phần đùi. Triệu chứng này thường xuất hiện sau cơn đau, cũng có người không xuất hiện triệu chứng này.
- Teo cơ: Sau một thời gian dài nếu bệnh không được phát hiện, có thể nhận thấy bệnh nhân có biểu hiện một hoặc cả hai tay chân teo nhỏ, đi lại khó khăn và lâu hơn có thể là không đi lại được.
- Đau thần kinh tọakèm theo cảm giác kiến bò và tê từ mông kéo xuống một chân hoặc kéo ra phía sau. Đó là biểu hiện đau rõ nhất của người bị thoát vị đĩa đệm.
Cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều (Ảnh: Internet)
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Bệnh thoát vị đĩa đệm rất khó phân biệt với đau khớp thông thường. Chính vì thế phải phân biệt rõ, nếu có những biểu hiện sau mới cần phải đi khám bệnh và xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa:
- Đau lưng kéo dài, thường là trên 1 tuần gây khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
- Sau khi ngã hoặc chấn thương mà vẫn đau rất lâu mà không có biểu hiện suy giảm.
- Ban đêm thường tỉnh giấc vì đau, khó ngủ lại, hiện tượng lặp lại thường xuyên.
- Thỉnh thoảng đau có kèm theo sốt và sút cân.
Nhiều người được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thường tìm tới phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên nếu điều trị tốt thì người bệnh hoàn toàn có thể hết đau mà không cần phải phẫu thuật. Thoát vị thông thường sẽ ổn sau khi điều trị khoảng 4-6 tuần nếu chăm sóc tốt, nếu không đỡ cần khám lại và áp dụng những liệu trình điều trị phù hợp hơn.
>> Xem thêm: CHUYÊN ĐỀ: Phòng chống bệnh khớp khi đông về
Thúy Hà
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!