Việc thường xuyên xuất hiện cảm giác đau hay nhức buốt trong xương, đặc biệt là xương ống chân, cánh tay, cổ, vai gáy là một hiện tượng phổ biến ở nước ta, gây nên nhiều khó khăn, bất tiện cho người bệnh trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, đau nhức trong xương cũng được xem là hâu quả của việc vận động không đúng cách, thiếu hụt dưỡng chất hay cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều bệnh lý nội khoa cần được chữa trị. Vậy cảm giác đau nhức trong xương là chứng bệnh gì?
1. Tổng quan bệnh
Bệnh đau nhức trong xương thường gây cho người bệnh những cơn đau dai dẳng, nhức mỏi ở ống chân, cánh tay, cổ hay vai gáy, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Bệnh xuất hiện ở thời điểm cuối ngày, vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm khi người bệnh mới ngủ dậy, khiến người bệnh mất ngủ, người có cảm giác mệt mỏi, uể oải. Bệnh hay gặp ở những người ít vận động, thường xuyên phải làm việc trước máy tính trong thời gian dài, người cao tuổi và những người đã mắc các bệnh về cơ xương khớp. Người bệnh thường chủ quan với căn bệnh vì nghĩ nó không nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên nếu không được quan tâm đúng mức, bệnh có thể khiến người bệnh mắc chứng mất ngủ kinh niên, dẫn tới cơ thể chán ăn, mệt mỏi, uể oải, mất ngủ...
2. Đối tượng dễ bị đau nhức trong xương?
Tình trạng đau nhức trong xương khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Bệnh lý này thường gặp ở những trường hợp sau:
- Người già, người bước qua tuổi trung niên thường hay bị thoái hóa xương khớp
- Người từng bị tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động cũng là một trong những nguyên nhân chính
- Những người làm việc văn phòng ít vận động, thường xuyên làm việc với máy tính trong thời gian dài
- Vận động viên thể dục thể thao phải chạy nhảy nhiều khiến xương bị lão hóa hoặc bị chấn thương gây tổn thương vùng xương khớp
3. Nguyên nhân gây ra chứng đau nhức trong xương?
- Loãng xương là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp hay gặp ở người cao tuổi. Trường hợp này gây đau nhức các đầu xương, đau mỏi dọc theo các xương dài, đau nhức như châm kim khắp toàn thân, thường tăng về đêm.
- Do cơ thể thiếu một số nguyên tố, khoáng chất cần thiết như canxi, kali, vitamin D, vitamin nhóm B... Trường hợp này thường gặp ở trẻ em, phụ nữ mang thai, những người thể lực yếu...
- Thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì, trường hợp này không cần quá lo lắng do đây được coi là dấu hiệu bình thường khi xương và sụn phát triển quá nhanh trong khi sự phát triển của cơ bắp không theo kịp tốc độ đó.
- Do dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép khiến cho khí huyết kém lưu thông.
- Béo phì, thừa cân khiến tăng áp lực đè lên xương khớp.
- Thời tiết thay đổi liên tục, biên độ tăng/giảm nhiệt lớn (đặc biệt khi nhiệt độ thời tiết giảm xuống đột ngột) sẽ làm cho mạch máu tai các vùng da co lại, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng các sụn khớp nên gây ra cảm giác đau nhức.
- Tập thể dục hoặc chơi thể thao với cường độ cao nhưng chưa khởi động kỹ càng sẽ có tác dụng ngược không tốt lên xương khớp dễ dẫn tới chấn thương và đau nhức.
4. Những bệnh lý có biểu hiện đau nhức trong xương
Đau nhức trong xương do các bệnh về xương khớp
Mắc các bệnh lý về xương khớp là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạngđau nhức trong xương. Cụ thể bạn có thể gặp phải biểu hiện này khi mắc các bệnh lý sau:
Thoát vị đĩa đệm
Khi mắc căn bệnh này nhân nhày của đĩa đệm sẽ bị chệch ra khỏi vị trí của nó bên trong đốt sống. Nếu chèn ép vào dây thần kinh bệnh nhân sẽ gặp phải các biểu hiện như đau nhức trong xương, tê và yếu cơ ở hai tay, hai chân, vận động khó khăn. Để nhận biết rõ hơn và điều trị đúng cách, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Triệu chứng thoát vị đĩa đêm cột sống lưng.
Viêm khớp
Bệnh viêm khớp có thể xảy ra ở bất cứ khớp nào. Bạn có thể bị viêm khớp gối, viêm khớp bả vai hay viêm khớp ngón tay, ngón chân. Do lớp sụn bao bọc ờ đầu khớp bị ảnh hưởng nên người bệnh luôn có cảm giác đau nhức trong xương, đau tăng lên khi cử động. Kèm theo đó là tình trạng cứng khớp vào buổi sáng, sưng và nóng đỏ các khớp.
Thoái hóa khớp
Đau nhức trong xương, hạn chế vận động, biến dạng khớp là những triệu chứng thoái hóa khớp điển hình nhất. Đây là căn bệnh không thể chữa trị dứt điểm, các biện pháp điều trị chỉ nhằm mục đích kiểm soát bệnh, giảm đau và duy trì khả năng phục hồi của khớp.
Bệnh gout
Khi có biểu hiện đau nhức trong xương bạn cũng nên thận trọng với bệnh gout. Bệnh xảy ra khi cơ thể bị dư thừa quá nhiều chất đạm do rối loạn chuyển hoá purin. Triệu chứng của bệnh gút bao gồm nhiều biểu hiện nguy hiểm như đau nhức xương khớp dữ dội, sưng và nóng đỏ ở một hay nhiều khớp. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột về đêm kèm theo tình trạng sốt cao và mệt mỏi, cử động khớp khó khăn.
Xơ vữa động mạch
Bệnh xảy ra khi có một khối vật chất bất thường bám bên trong lòng động mạch khiến nó bị chít hẹp lại. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tuần hoàn của máu đến các khớp. Lúc này xương khớp kém được nuôi dưỡng nên xảy ra tình trạng đau nhức và trở nên yếu đi dễ mắc nhiều bệnh lý khác.
Đái tháo đường
Loãng xương, gãy xương, viêm đau khớp là những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Nguyên nhân là do tình trạng đường huyết trong máu tăng cao kéo dài làm tăng sinh các chất thải và gây ra những ảnh hưởng nhất định đến mạch máu, thần kinh. Ngoài ra bệnh còn gây lắng đọng collagen và hình thành các gai xương gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng đời sống của bệnh nhân.
5. Một số lưu ý trong sinh hoạt người bệnh nên biết để phòng tránh căn bệnh đau nhức trong xương khớp
- Có một chế độ sinh hoạt, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để các cơ, xương khớp được thư giãn, tránh làm việc quá sức, sai tư thế, mang vác vật nặng...
- Trước khi chơi các môn thể thao, tập yoga hay aerobic, nên khởi động thật kỹ để tránh căng cơ, giãn cơ, bong gân, trật khớp... Nếu đã có các chấn thương về xương khớp nên tránh các môn thể thao có cường độ lớn hoặc rủi ro va chạm cao mà nên lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội, chơi cầu lông...
- Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, đầu đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D, các vitamin thuộc nhóm B, protein cùng các khoáng chất có lợi cho sự phát triển của xương khớp như Canxi, magie, sắt, photpho .. Người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, caphe hoặc thuốc lá.
- Khi thời tiết thay đổi, người bệnh cần mặc đủ ấm để tránh lạnh xương khớp.
Khi cảm thấy các cơn đau nhức trong xương (nhất là khi mới ngủ dậy), người bệnh có thể làm dịu cơn bằng cách thoa dầu (cao sao vàng, dầu gió ...) rồi xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh vị trí đau nhức. Cách này sẽ giúp làm nóng khu vực đau nhức, các mạch máu có thể giãn ra, làm tăng lượng máu nuôi dưỡng xương khớp, bao hoạt dịch, giúp giãn gân cơ, giảm cơn đau nhức.
Những thông tin về bệnh mồng gà ở nam giới đáng lưu tâm
Có cần thiết phải tiêm chủng không?
Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Y học Cổ truyền TPHCM
8
Kinh nghiệm đi khám tại PK Sản phụ khoa Đỗ Thị Ngọc Lan
Thực phẩm bẩn: Thịt bò thật - giả lẫn lộn trên thị trường (kỳ 1)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!