Nói lắp là một dạng rối loạn giao tiếp bằng lời nói, trong đó người nói lặp đi lặp lại hoặc kéo dài nhiều âm thanh, từ ngữ hay trọng âm, làm cho mạch giao tiếp bị gián đoạn. Nói lắp làm người bệnh mặc cảm, ngại tiếp xúc giao lưu với mọi người… Bệnh dễ xảy ra hoặc trở lên nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc trước đám đông và trò chuyện qua điện thoại.
Vấn đề điều trị dứt điểm căn bệnh này được nhiều người bệnh quan tâm.
Tuy nhiên, theo ThS. Chu Văn Điểu - Từng làm việc tại Bệnh viện Tâm thần TW: ‘Hiện nay chưa có loại thuốc nào để điều trị bệnh nói lắp. Nhưng cá biệt có trường hợp điều trị nói lắp bằng thuốc chống trần cảm hoặc thuốc giải lo âu. Những thuốc này có tác dụng phụ không nên sử dụng kéo dài. Có thể điều trị bằng cách luyện tập với sự hướng dẫn của chuyên gia tâm lý, bằng cách nói chậm, điều chỉnh nhịp thở, tập luyện phát âm những câu đơn giản đến những câu nói phức tạp hơn. Những bài tập giúp người bệnh giảm lo âu, giảm căng thẳng, bình tĩnh và tự tin khi giao tiếp với người khác và trước đám đông’.
Khi thấy xuất hiện tình trạng nói lắp, người bệnh nên sớm đến khám tại chuyên khoa tâm thần, các bác sĩ và chuyên gia tâm lý sẽ điều trị chứng bệnh nói lắp.
>> Xem thêm: Hỏi - đáp về bệnh nói lắp
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!