Bạn biết gì về căn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế?

Tâm lý - 11/24/2024

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một bệnh rối loạn tâm thần nghiêm trọng ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và hành vi của bệnh nhân.

Bạn có quen một vài người có xu hướng thực hiện quá nhiều lần một thói quen nào đó, ví dụ, một cô nàng luôn mặc trang phục màu xanh ra đường, hay một anh chàng luôn sạch sẽ quá mức khi mang theo chai nước rửa tay mọi lúc mọi nơi? Nếu vậy có thể họ đã và đang mắc phải một vấn đề tâm lí mang tên chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hay còn gọi là OCD (Obsessive-Compulsive Disorder). Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về nguyên nhân và biểu hiện của chứng rồi loạn ám ảnh cưỡng chế này nhé!

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một dạng bệnh rối loạn tâm thần nghiêm trọng, khi người bệnh có suy nghĩ và lo sợ không hợp lý (ám ảnh) dẫn đến tham gia vào các hành vi lặp đi lặp lại (cưỡng chế). Với rối loạn ám ảnh cưỡng chế, người bệnh có thể nhận ra rằng sự ám ảnh không hợp lý, và có thể cố gắng bỏ qua chúng hoặc ngăn chặn chúng. Nhưng điều đó chỉ làm tăng suy nghĩ và lo lắng. Cuối cùng, họ ép buộc phải lặp lại những hành vi đó như một sự giảm bớt áp lực cho bản thân.

Có bao nhiêu người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế?

Tổ chức OCD thế giới công bố rằng có đến 2% dân số đang mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Điều đó cho thấy trên toàn thế giới con số thống kê nếu có sẽ lên đến hàng trăm triệu người phải đối mặt với tình trạng này.

Nó không phải là một chứng bệnh kì lạ, mà ngược lại rất phổ biến dưới nhiều dạng khác nhau. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng ảnh hưởng đến cả nam và nữ, chứ không phân biệt giới tính.

Nếu để ý, rất có thể bạn sẽ phát hiện ra bạn bè hoặc người thân đang mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế, nhưng cũng có thể là chính bạn đấy. Những người  mắc chứng này thường thấy xấu hổ và cố che giấu hành vi cưỡng chế của mình

Nguyên nhân gây ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Năm 2012, các nghiên cứu ở Ý đã chỉ ra 3 sự kiện gây chấn thương tâm lý được phát hiện là nguyên nhân gây ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế, đặc biệt là ở phụ nữ. Các trường hợp đó như sau:

  • Ai đó trong gia đình bị mắc bệnh hiểm nghèo và phải nhập viện, dẫn tới một thành viên trong gia đình lo lắng quá mức đến nỗi mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế;
  • Chính bản thân người đó mắc căn bệnh nào đó mà phải nhập viện. Họ sợ hãi, căng thẳng đến mức mắc ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế;
  • Người đó bị mất mát tài sản hay khi bị tổn thương nghiêm trọng.

Tuy nhiên, những sự kiện cuộc sống ít nghiêm trọng hơn cũng có thể gây ra ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay khi tin tức lan nhanh nhất vào khắp các con hẻm trên thế giới. Đôi khi, một dịch bệnh ở một châu lục khác với những hậu quả nặng cũng có thể khiến người dân ở châu lục này có xu hướng trầm trọng hóa và sinh ra các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Hiện tại, chưa có biện pháp nào thật sự hiệu quả để điều trị ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trừ liệu pháp can thiệp bởi bác sĩ tâm lý. Nếu bạn phát hiện bất cứ biểu hiện sự lặp lại hành động không mong muốn nào từ người thân hay bạn bè, hãy khuyên họ không nên giấu và tìm đến sự tư vấn của bác sĩ tâm lí ngay nhé!

Bạn có thể quan tâm một số bài viết liên quan sau đây:

  • Bệnh Ám ảnh sợ hãi là gì?
  • Thổi lại lửa “yêu” sau khi sinh con
  • Cách để cuộc sống trọn vẹn từng khoảnh khắc

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!