Những trẻ béo phì sớm sẽ ngừng tăng trưởng sớm hơn, do lúc nhỏ trẻ đã hấp thụ và phát triển quá nhanh về thể chất. Đối với trẻ béo phì, chiều cao có xu hướng bị hạn chế khi đến tuổi dậy thì.
Ngoài ra, chứng béo phì cũng khiến trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, sỏi thận, rối loạn khớp xương, gan nhiễm mỡ… Trẻ bị béo phì cũng có khả năng bị giảm tuổi thọ so với trẻ phát triển bình thường.
Để khắc phục tình trạng thừa cân ở trẻ nhỏ, ThS. Đinh Văn Tài - Bộ Y tế khuyên các bậc phụ huynh nên:
+ 'Hạn chế các bữa ăn phụ cho bé bằng cách hạn chế số bữa cháo trong ngày từ 3 bữa xuống 2 bữa, từ 3 bát xuống 2 bát, sữa công thức pha loãng hơn chỉ dẫn nhằm giảm năng lượng đầu vào, chú ý vẫn cho bé bú sữa mẹ bình thường.
+ Bổ sung thêm can-xi bằng các chế phẩm đã pha sẵn can-xi và vitamin D, uống theo chỉ dẫn, mỗi đợt uống 2 tháng, năm có thể uống 2 đợt. Không phải trẻ còi cọc suy dinh dưỡng mới bị còi xương, mà còi xương phần nhiều xảy ra ở trẻ bụ bẫm, cơ thể phát triển nhanh nên tăng nhu cầu cung cấp can-xi, mà trong chế độ ăn không đủ gây nên tình trạng thiếu can-xi dài ngày dẫn đến còi xương (còi xương thể bụ bẫm)
+ Không nên để bé tự liêng hoặc tập đi sớm, khi bé nhún nhảy cần nâng hỗ trợ theo nhằm tránh sức nặng cơ thể dồn lên chân làm bị cẳng chân bị cong chữ O (chân vòng kiềng). Đối với trẻ quá bụ bẫm, không nên sốt ruột vì bé chưa biết đi, thời điểm cho bé tập liêng và tập đi nên là từ 16-20 tháng'.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!