‘Thử thách nước đá’ mang lại gì cho người bệnh?

Kỹ năng sống - 11/24/2024

Đó là việc được tiêm tế bào gốc trực tiếp vào tủy sống nhằm tăng khả năng vận động và kéo dài sự sống.

‘Thật tuyệt khi được sống’

Ngày John Jerome, 52 tuổi, cùng với những người Mỹ khác tham gia ‘thử thách nước đá’ - dội một xô nước đá lên đầu - để vận động ủng hộ cho tổ chức từ thiện của mình, thời tiết tại quê hương ông (Auburn) rất oi nóng. Vì vậy việc thực hiện thử thách này diễn ra khá thoải mái.

Jerome cho biết: ‘Tôi nghĩ rằng mình có thể chết ngay lập tức’. Thật tuyệt khi được sống.

11 năm trước, bác sĩ đã chẩn đoán ông bị bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS). Số năm sống trung bình với một người mắc bệnh này là 2-5 năm sau khi chẩn đoán bệnh.

Jerome đã bất chấp tất cả để đánh cược với số phận.

Ông vẫn có thể nói chuyện mặc dù còn ngắt quãng và mất nhiều sức. Ông còn có thể đi lại được vì  căn bệnh chưa làm mất đi hoàn toàn khả năng kiểm soát vận động.

Ông nói: ‘Điều này có nghĩa là tôi có thể tiếp tục nhìn thấy các con tôi lớn lên và trở thành một phần trong cuộc sống của chúng’.

‘Thử thách nước đá’ mang lại gì cho người bệnh?

Chấp nhận rủi ro

Chính các bác sĩ cũng không chắc chắn về lý do tại sao ông có thể sống lâu như vậy khi bị mắc căn bệnh này. Chẩn đoán là bởi căn bệnh của ông có tiến triển chậm hơn bình thường.

Theo hiệp hội ALS, cứ 10 người mắc bệnh ALS thì sẽ có 1 người sống hơn 1 thập kỷ sau khi chẩn đoán bệnh. Và cứ 20 người thì sẽ có 1 người sống qua 2 thập kỷ.

Jerome tin rằng ít nhất thì số năm sống kéo dài của ông được coi là một thử nghiệm lâm sàng. Ông là một trong những người đầu tiên trải qua một thủ thuật nguy hiểm và khó khăn khi tiêm tế bào gốc trực tiếp vào tủy sống.

Jerome tin rằng các tế bào gốc thực sự có tác dụng, ít nhất là trong một khoảng thời gian.

Hô hấp của ông tốt hơn và khả năng nói được cải thiện. Mọi người xung quanh thậm chí còn nhận thấy ông có thể nói chuyện dễ dàng hơn trước.

Tuy nhiên 2 năm sau khi làm phẫu thuật, ông nghĩ rằng tình hình đã tệ hơn một chút so với trước khi ông tham gia nghiên cứu. Mặc dù vậy, ông không hề hối tiếc.

Thử thách lành mạnh

Đối với ‘thử thách nước đá’, Jerome hiểu rằng đây chỉ là trào lưu nhất thời, và cuối cùng sẽ rơi vào quên lãng. Nhưng hiện nay, căn bệnh đe dọa mạng sống của ông.
Hiệp hội ALS cho biết cho tới nay đã nhận được số tiền từ thiện gần 80.000.000 đôla Mỹ - gấp 32 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Số tiền được quyên góp từ 1,7 triệu nhà tài trợ trên toàn thế giới.

Mặc dù biết cuối cùng mọi người sẽ không thiết tha với những quảng cáo thổi phồng về sự kiện này, nhưng ông vẫn cố gắng hết mình để chương trình tiếp tục diễn ra.

‘Thử thách nước đá’ mang lại gì cho người bệnh?

‘Chúng tôi cần số tiền này cho nghiên cứu’

Ted Harada, 42 tuổi, đến từ McDonough, GA, là bệnh nhân thứ 11 tham gia thử nghiệm tế bào gốc cùng Jerome.

Kết quả của ông tốt đến nỗi khiến các bác sĩ cảm thấy bất ngờ. Trước thử nghiệm, Harada ở trong tình trạng giảm sức bền và khả năng kiểm soát cơ bắp của mình.

Nhưng sau khi được tiêm tế bào thần kinh gốc vào tủy sống, ông đã không cần chống gậy và có thể tự đi bộ một mình. Sức nắm của bàn tay tăng gấp đôi.

Bây giờ, vài tháng sau khi phẫu thuật, căn bệnh của ông không thể chữa khỏi nhưng sự thoái hóa đã chậm lại rất nhiều.

Ông cho biết trước đây hàng tháng phải đánh giá mức độ suy yếu của cơ thể. Nhưng hiện tại 4-5 tháng mới cần khám lại.

Không ai tham gia nghiên cứu có kết quả ấn tượng như vậy. Các nhà nghiên cứu đã cảnh báo bệnh nhân rằng không có nhiều trường hợp như Harada.

Nhưng Harada muốn cả thế giới biết rằng kết quả của ông là có thật và đo lường được.

Ông mong muốn những bệnh nhân khác cũng nhận được cơ hội như vậy, và ông hy vọng ‘thử thách nước đá’ có thể giúp điều đó xảy ra.

Mặc dù không thể phủ nhận ‘thử thách nước đá’ đã đem lại hi vọng và những tiến triển cho người bệnh nhưng không nên lạm dụng. Bởi lẽ, việc dội nước đá lên đầu có thể gây ra những tác động tiêu cực tới sức khỏe con người. Đó là chưa kể tới trường hợp tử vong khi thực hiện trò chơi này.

Hoa Đức (Theo Webmd)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!