Thực phẩm bổ dưỡng kiểm soát bệnh viêm gan A

Dinh dưỡng - 05/14/2024

Khi mắc bệnh viêm gan A, bệnh nhân thường cảm thấy chán ăn, buồn nôn, nôn và đau bụng. Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện bệnh.

Nếu bị mắc bệnh viêm gan A, bạn sẽ thường cảm thấy chán ăn, buồn nôn, nôn và đau bụng. Vì thế, bạn cần có một chế độ ăn uống phù hợp và tránh các loại thực phẩm khó tiêu để kích thích vị giác và giúp bệnh nhanh chóng hồi phục.

Thông thường, bệnh nhân viêm gan A sẽ cảm thấy chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, thay đổi vị giác, sốt và vàng da. Tất cả những triệu chứng này khiến cho việc lựa chọn chế độ ăn uống trở nên cực kỳ phức tạp. Bạn vừa phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa phải khiến cho bản thân cảm thấy ngon miệng với những món ăn đó hơn.

Dưới đây là một vài lời khuyên về chế độ ăn uống cho người bị viêm gan A:

Kích thích sự thèm ăn

Việc vượt qua tình trạng suy nhược cơ thể do biếng ăn có lẽ là một trong những thách thức khó khăn nhất đối với những người mắc bệnh viêm gan A.

Bạn nên sử dụng các loại thực phẩm không chứa chất béo hoặc ít chất béo như nước ép trái cây, thức uống tăng lực, sữa chua không béo, sữa trứng làm bằng sữa không chứa chất béo, sữa ong chúa, kem ít béo, súp, bánh rán khô…

Bạn nên sử dụng các thực phẩm và đồ uống được làm lạnh, vì điều này có thể giúp khắc phục tình trạng buồn nôn. Ngoài ra, bạn có thể ăn bánh quy khô trước khi ăn các loại thực phẩm khác để giúp kích thích vị giác và làm bạn cảm thấy ngon miệng hơn. Bạn cũng nên thêm một chút hương vị cho sữa chua và sữa trứng để vượt qua cảm giác chán ăn.

Dùng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng thay thế bữa ăn

Hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng thay thế bữa ăn như sữa Ensure, Nutren Optimum… Bạn có thể tìm mua các loại thực phẩm này ở các nhà thuốc hoặc cửa hàng tạp hóa. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn thêm về các loại thực phẩm này.

Những loại thực phẩm nên tránh sử dụng khi bị viêm gan A

Bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm sau khi mắc bệnh viêm gan A:

  • Sữa nguyên kem, sữa chua, kem, phô mai kem và phô mai béo;
  • Bánh quy, bánh ngọt, bánh kẹo, bánh quy hoặc các loại bánh có hàm lượng chất béo cao;
  • Sô-cô-la;
  • Nước sốt salad, sốt mayonnaise, kem chua;
  • Trái bơ;
  • Thịt béo, thịt chiên, cá béo, thịt gia cầm, thịt chế biến và xúc xích, thịt xông khói, mỡ thịt, cá đóng hộp trong dầu (bạn chỉ nên mua cá ngừ hoặc cá măng đóng hộp trong nước hoặc sốt cà chua);
  • Đậu phộng, bơ đậu phộng, hạt dẻ, khoai tây chiên;
  • Đồ ăn nhẹ cay.

Vitamin, chất khoáng và các chất bổ sung chất điện phân

Bạn tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại vitamin và khoáng chất bổ sung mà bạn có thể dùng. Bác sĩ có thể kê toa các chất bổ sung giúp hỗ trợ chức năng gan như Essentiale hoặc Pro-Hep có chứa vitamin B và choline. Nếu bị mất nước do nôn nhiều lần, bạn cần uống một dung dịch có chứa nhiều chất điện phân.

Chế độ ăn uống điều trị viêm gan siêu vi mạn tính và xơ gan

Bệnh nhân bị viêm gan mạn tính và tổn thương gan cần tuân theo một chế độ ăn đặc biệt để ngăn ngừa tổn thương gan và suy dinh dưỡng dài hạn. Vì vậy, nếu bản thân bị viêm gan hoặc phải chăm sóc một người thân bị viêm gan cấp, bạn nên tham khảo một số lời khuyên về chế độ ăn uống từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Trong quá trình điều trị bệnh, bạn đừng nản lòng mà hãy kiên trì áp dụng một chế độ ăn như trên để tìm lại cảm giác ngon miệng trong thời gian không lâu nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Virus viêm gan A
  • Coi chừng nhầm lẫn viêm gan A với bệnh cúm
  • Tìm hiểu sâu hơn về bệnh viêm gan A
  • 3 câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan A

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!