Bệnh viêm gan nào lây qua đường ăn uống?

Xét Nghiệm - 05/01/2024

Việc nhận biết được bệnh viêm gan lây qua những con đường nào giúp chúng ta có thể phòng bệnh một cách tốt hơn. Ngoài ra cũng không mang tâm lý kì thị khi tiếp xúc với những người mắc bệnh. Vậy câu hỏi của rất nhiều người băn khoăn là: bệnh viêm gan nào lây qua đường ăn uống? Cùng Lily & WeCare tham khảo qua bài viết sau.

Việc nhận biết được bệnh viêm gan lây qua những con đường nào giúp chúng ta có thể phòng bệnh một cách tốt hơn. Ngoài ra cũng không mang tâm lý kì thị khi tiếp xúc với những người mắc bệnh. Vậycâu hỏi của rất nhiều người băn khoăn là:bệnh viêm gan nào lây qua đường ăn uống? Cùng Lily & WeCaretham khảo qua bài viết sau.

Bệnh viêm gan nào lây qua đường ăn uống?

Bệnh viêm gan có lây không?

Bệnh gan được chia làm 4 giai đoạn đó là gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan. Những bệnh này không có khả năng lây truyền nếu nguyên nhân gây bệnh là bởi thói quen sống như: hút thuốc, uống nhiều rượu bia, sử dụng nhiều thuốc lá, chế độ ăn uống nhiều chất béo,... Nhưng nếu mắc bệnh gan bởi virus gây ra thì khả năng lây truyền bệnh tương đối cao.

Theo như Viện Dịch tễ học Việt Nam, có 6 loại virus gây nên bệnh gan đó là virus viêm gan A, B, C, D, E, G. Trong đó nguy hiểm và phổ biến nhất là bệnh viêm ganB và viêm gan C. Tuy nhiên, bệnh viêm gan lây qua con đường nào tùy thuộc vào loại virus gây bệnh. Tùy theo từng loại virus khác nhau mà bệnh có thể lây truyền từ người này tới người kia bằng các cách khác nhau.

Bệnh viêm gan nào lây qua đường ăn uống?

Bệnh viêm gan nào lây qua đường ăn uống

Bệnh viêm gan A

Bệnh viêm gan A là bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, nó ít khi lây qua đường máu bởi có rất ít virus viêm gan A tồn tại trong máu.

Một người mạnh khỏe nếu thường xuyên ăn phải thực phẩm bẩn, uống phải nước không vệ sinh hay căn chung thức ăn, sử dụng chung đồ cá nhân như vật dụng ăn uống, khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, chậu, xô,... hay tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm phân của người bệnh rất dễ bị lây nhiễm virus viêm gan A.

Bệnh viêm gan B và C

Bệnh viêm gan B và C có chung một con đường lây nhiễm. Không giống như viêm gan A, hai bệnh viêm gan B và C không lây truyền qua đường tiêu hóa mà bệnh lây nhiễm theo 3 đường đó là đường tình dục, đường máu và truyền từ mẹ sang con.

Trong đó nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B và C chủ yếu theo đường máu, khi mà người lành tiếp xúc với máu của người mắc virus viêm gan B hay C như sử dụng chung các vật dụng cá nhân (bàn chải đánh răng, dao cạo râu, nhíp, kềm cắt móng,...), dùng chung kim tiêm, xăm hình, châm cứu, bấm lỗ tai, thực hiện thủ thuật nha khoa,... mà những dụng cụ hành nghề không được xử lý vô trùng.

Bệnh viêm gan D

Những con đường lây nhiễm của virus viêm gan D cũng giống như viêm gan B và C. Tuy nhiên bệnh lây qua đường tình dục và đường từ mẹ sang con có tỉ lệ thấp. Bệnh chủ yếu lây qua đường máu. Tuy nhiên, viêm gan D chỉ lây lan với ai chưa có kháng thể virus viêm gan B. Những người đã chính ngừa viêm gan B hay có khả năng miễn dịch sẽ không bịbệnh viêm gan Dnữa.

Bệnh viêm gan nào lây qua đường ăn uống? Virus viêm gan D.

Bệnh viêm gan E

Cũng giống với bệnh viêm gan A, bệnh viêm gan Elây từ người ngay tới người khác qua đường thức ăn, nước uống bị nhiễm virus. Tại các nước chậm phát triển, nơi mà phân người vẫn được sử dụng trong việc canh nông cũng như hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh, bệnh lây truyền dễ dàng do nước uống, thực phẩm bị ô nhiễm.

Bệnh viêm gan G

Bệnh này chủ yếu lây qua đường máu giống như viêm gan B và C. Tuy nhiên, tại nước ta hiện chưa có điều kiện chẩn đoán loại virus này.

Như vậy, chỉ có viêm gan A, viêm gan E là lây qua đường ăn uống. Để chủ động phòng ngừa việc bị lây viêm gan qua đường ăn uống, bạn hãy thực hiện ăn uống hợp vệ sinh, tốt nhất hãy tới gặp mắc sĩ để gặp bác sĩ chuyên khoa.

Một khi đã biết được các con đường lây nhiễm củabệnh viêm gan chúng ta sẽ có cách bảo vệ và phòng ngừa hiệu quả. Hãy chú ý đến sức khỏe, nên ăn chín uống sôi và sinh hoạt tình dục an toàn để phòng tránh bệnh.

Đặc biệt, bạn nên ưu tiên công tác dự phòng bằng cách chủ động tiêm ngừa với những loại virus đã có vaccine như virus viêm gan A, B và bổ sung các dưỡng chất quý như Wasabia, S. Marianum để tăng cường khả năng chống độc của gan, giúp gia tăng sức đề kháng cho gan. Từ đó phòng ngừa các bệnh gan do virus, ký sinh trùng an toàn, hiệu quả nhất.

Cách phòng chống bệnh viêm gan

- Hãy tới gặp các bác sĩ chuyên gan ở các cơ sở y tế uy tín. Đặc biệt khi phát hiện mình mắc virus viêm gan B, trước tiên bạn hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về quá trình theo dõi, điều trị để có thể phát hiện chính xác bệnh cũng như những phác đồ điều trị phù hợp.

- Cần có một lối sống lành mạnh như:

  • Nên thay đổi lối sống ngủ sớm, ngủ đúng giờ. Đặc biệt không được thức khuya trong khoảng thời giann từ 23h đến 1h sáng, bởi thời gian này gan lọc độc tố.
  • Chú ý thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn cũng như chế biến thức ăn. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, môi trường sống xung quanh, nguồn nước. Xử lý tốt phân cũng như chất thải của người bệnh, nước thải, rác thải.
  • Không sinh hoạt tình dục bừa bãi mà không có biện pháp bảo vệ trừ khi bạn chắc chắn là bạn tình của bạn không bị nhiễm HBV, HIV hoặc bất kỳ bệnh lây qua đường tình dục nào khác

    - Không dùng chung bàn chải đánh răng , dao cạo râu , đồ cắt móng tay.....để tránh lây nhiễm viêm gan B , C........Cẩn thận khi truyền máu, các dụng cụ y tế phải đựoc vô trùng kỹ lưỡng.....

    - Nên tiêm ngừa viêm gan

    - Nếu trong gia đình có người bệnh gan nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm.

    - Nếu bạn được chẩn đoán nhiễm HBV, khi có thai, phải nói cho bác sĩ biết bạn bị nhiễm HBV. Bằng cách đó, con của bạn sẽ được điều trị sớm ngay sau khi sinh.

  • Nên bổ sung hoa quả tươi và rau xanh, đặc biệt là các loại rau có lá màu xanh đậm rất tốt cho cơ thể vì chúng giúp mát gan, lợi tiểu. Ngoài ra, bạn đừng quên bổ sung vitamin D, C và canxi cho cơ thể qua các loại thực phẩm như: trứng, sữa, thịt nạc, ngũ cốc, cà chua, cần tây...

    - Bia, rượu, cà phê, đồ ăn cay, chua cũng là những loại thực phẩm cần hạn chế sử dụng. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ không có lợi cho khí huyết và làm “giảm tuổi thọ” của gan. Không nên hút thuốc lá vì làm tăng nguy cơ ung thư gan và làm tăng thêm độc tính các thuốc có hại cho gan

    - Thường xuyên uống nước lá trà, đặc biệt là trà xanh chứa chất chống ôxy hóa không chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh gan mà còn duy trì sức khỏe cho gan.

Bệnh viêm gan nào lây qua đường ăn uống?

Tiêm phòng vacxin

Hiện nay đã có những vacxin ngăn ngừa căn bệnh này. Do đó mọi người được khuyến cáo tiêm phòng đầy đủ những mũi tiêm phòng bệnh viêm gan B để có thể ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm bệnh cao nhất. Đặc biệt đối với các trẻ em được sinh ra từ những người mẹ bị bệnh viêm gan B nên tiêm phòng ngay, tốt nhất là trong vòng 24h sau khi sinh để đạt được hiệu quả và đây là cách phòng chống bệnh viêm gan B tốt nhất.

Nên đi khám sức khỏe định kì

Đây chính là việc làm cần thiết giúp phòng chống cũng như phát hiện bệnh hiệu quả nhất. Từ đó có biện pháp chữa trị kịp thời và phù hợp, tránh để bệnh quá nặng mới biết thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.

Như vậy bệnh viêm gan A và viêm gan E là bệnh lây qua đường ăn uống. Để phòng tránh được bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, nên khám sức khỏe thường xuyên để có thể tầm soát bệnh tốt nhất.

Xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan tại Xander

Nếu nghi ngờ mình đã nhiễm virus viêm gan, việc làm các xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan là rất cần thiết, có thể bạn thực hiện theo định kì 6 tháng/lần hoặc khi cơ thể thấy xuất hiện các dấu hiệu điển hình như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố, đau gan, da đổi màu,... thì phải xét nghiệm kiểm tra viêm gan ngay.

Hiện Xander có cung cấp Gói sàng lọc virus viêm gan tại nhà giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm các loại virus viêm gan.

Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Xander

  • Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà NộiBệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Chi tiết gói xét nghiệm Sàng lọc virus viêm gan

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm laser: Đánh giá các tế bào máu ngoại vi và chức năng tạo máu của tủy xương để góp phần chẩn đoán các bệnh lý của máu và cơ quan tạo máu (nhiễm trùng, viêm nhiễm, thiếu máu, suy tủy, ung thư máu).
  • Xét nghiệm GGT: Chức năng gan: đánh giá viêm gan do rượu, tổn thương tế bào gan...
  • Xét nghiệm ALT (GPT): Chức năng gan: viêm gan cấp, mãn tổn thương nhu mô gan...
  • Xét nghiệm AST (GOT): Chức năng gan: viêm gan cấp, mãn tổn thương nhu mô gan...
  • Xét nghiệm HBsAg: Sàng lọc viêm gan do virus viêm gan B
  • Xét nghiệm Anti - HBs định lượng: Định lượng kháng thể của kháng nguyên bề mặt viêm gan B
  • Xét nghiệm Anti-HCV (ELISA): Kháng thể chống virus viêm gan C, chẩn đoán, theo dõi viêm gan C.

Bệnh viêm gan nào lây qua đường ăn uống?

Cách tính tổng chi phí xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan của Xander được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Chích ngừa viêm gan B bao nhiêu mũi?
  • Dinh dưỡng cho người bị viêm gan

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!