Rau quả đóng hộp
Rau quả đóng hộp thuận tiện để cất giữ và sử dụng khi cần thiết, nhưng tương tự như thịt chế biến sẵn, các đồ hộp có chứa rất nhiều muối với tác dụng như là chất bảo quản, và tất nhiên sẽ không tốt cho gan của bạn. Nếu bạn muốn dự trữ rau quả, nên chọn rau quả chế biến đông lạnh thay vì chọn rau quả đóng hộp.
Rượu
Sau khi rượu vào cơ thể người, nó cần được giải độc bởi gan, từ đó làm tăng gánh nặng cho gan. Etanol trong rượu được chuyển hóa thành acetaldehyd sau khi được gan chuyển hóa. Acetaldehyd sẽ trực tiếp phá hủy tế bào gan, làm cho thoái hóa hoặc hoại tử gan, xơ hóa và thậm chí xơ gan.
Uống rượu lâu dài có thể dẫn đến rối loạn miễn dịch trong cơ thể, khiến chức năng tự miễn dịch tấn công các tế bào gan bị bệnh và tế bào gan bình thường, thúc đẩy tổn thương gan.
Măng tươi
Măng là thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một số loại măng, đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong.
Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg trong 1kg măng củ.
Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.
Đồ uống có đường
Ngay cả khi bạn không uống rượu, nếu bạn uống đồ uống có nhiều đường vẫn có thể góp phần làm giảm chức năng gan. Tương tự như trái cây sấy khô, đồ uống có đường thường có hàm lượng đường fructoza cao.
Thực phẩm ngâm tẩm ướp, muối chua
Thực phẩm ngâm tẩm ướp (như thịt lợn muối, thịt bò nướng, cá muối, thịt phơi khô, thịt xông khói, vịt quay, ...) thường chứa một lượng muối rất lớn. Nếu ăn thường xuyên, nó sẽ không chỉ gây rối loạn chuyển hóa gan mà còn ảnh hưởng đến chuyển hóa nước và natri.
Ngoài ra, trong quá trình ướp thực phẩm, các chất phụ gia như chất bảo quản, chất tăng cường, phẩm màu và chất giữ màu… sẽ được thêm vào. Những chất phụ gia này sẽ gây gánh nặng gan quá mức, ảnh hưởng đến giải độc gan và làm hỏng gan.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!