Thuốc Salbutamol: Lợi và hại

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Salbutamol là một loại thuốc chữa bệnh co thắt phế quản. Bạn có từng nghe về Salbutamol hay Albuterol chưa?

Salbutamol là một loại thuốc chữa bệnh co thắt phế quản. Bạn có từng nghe về Salbutamol hay Albuterol chưa? Nếu chưa, bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu nhé.

Tác dụng của thuốc Salbutamol

Albuterol (tên gọi khác của Salbutamol) được dùng để điều trị và phòng ngừa bệnh co thắt phế quản ở các bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản, khí phế thũng và các bệnh về phổi khác. Loại thuốc này cũng được dùng để ngăn ngừa chứng khó thở do vận động gây ra (như gây co thắt phế quản do vận động).

Albuterol thuộc nhóm thuốc tên là adrenergic bronchodilator. Đây là nhóm thuốc giãn phế quản đường uống giúp làm giãn các đường dẫn khí (phế quản) trong phổi. Các loại thuốc này giúp giảm ho, thở khò khè, thở không sâu, thở khó khi có nhiều khí trong ống phế quản.

Bạn chỉ được dùng thuốc khi có chỉ dẫn của bác sĩ.

Khuyến cáo khi dùng Salbutamol

Những người mắc các bệnh như bệnh hen suyễn nặng, tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, cường giáp, nhiễm trùng phổi, loạn nhịp tim, không có khả năng dung nạp một số loại đường hoặc có lượng kali trong máu thấp cần lưu ý khi sử dụng thuốc.

Bạn không nên uống thuốc quá liều đã được bác sĩ kê đơn. Nếu liều bạn từng dùng để giảm nhẹ bệnh không có hiệu quả trong tối thiểu 3 giờ hoặc nếu bạn cần dùng Salbutamol nhiều hơn liều được kê đơn, bạn cần phải gặp bác sĩ để hỏi xin ý kiến. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên điều trị thêm.

Salbutamol không được dùng cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều lượng dùng Salbutamol

Liều dùng của mỗi người phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe, phản ứng của cơ thể với trị liệu và một số tương tác trong sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ của Salbutamol

Dưới đây là một số tác dụng phụ khi dùng Salbutamol bạn cần lưu ý:

  • Run rẩy;
  • Đau đầu;
  • Tim đập nhanh hoặc đập bất thường;
  • Nóng bất thường;
  • Co thắt cơ (triệu chứng này ít xảy ra nếu dùng Salbutamol dạng bột hít);
  • Miệng và cổ họng khô ráp hoặc khó chịu (xảy ra nếu dùng Salbutamol dạng bột hít);
  • Kali trong máu thấp dẫn đến co thắt cơ và kiệt sức, đặc biệt trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong vì khiến bệnh nhân ngừng hô hấp;
  • Choáng váng, hoa mắt;
  • Co thắt phế quản (chỉ xảy ra khi dùng Salbutamol dạng bột hít);
  • Nhiễm axit lactic.

Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bạn cần liên lạc với bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ. Những trường hợp mắc phải chứng huyết áp thấp (giảm huyết áp), xẹp phổi hay khó thở và thở không sâu sau khi dùng thuốc cần phải đến gặp bác sĩ để khám bệnh ngay lập tức.

Tương tác thuốc

Có một số loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì điều này có thể gây ra tương tác thuốc. Rượu, bia và thuốc lá cũng có thể xảy ra tương tác nếu dùng chung với vài loại thuốc nhất định. Bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe về việc lựa chọn thức ăn phù hợp, rượu và thuốc lá khi đang dùng Salbutamol.

Nếu quên một liều, bạn nên làm thế nào?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng liều đó càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu liều đó quá gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp đúng thời điểm trong liệu trình. Bạn không nên dùng gấp đôi liều đã quy định để bù lại liều đã quên.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh nóng, tránh ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá, không để thuốc ở trong xe hơi vì không khí trong xe nếu quá lạnh và nóng sẽ ảnh hưởng đến thuốc, không chọc thủng hộp đựng thuốc hoặc vứt thuốc gần chỗ dễ cháy thậm chí khi hộp rỗng.

Bạn cũng nên giữ thuốc trong túi kim loại để lấy ra dùng khi cần, cũng như đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi ý kiến dược sĩ và giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em. Bạn không được dùng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc uống thuốc khi đã hết bệnh. Hãy tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe về cách tiêu hủy thuốc an toàn bạn nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Những điều bạn cần biết về bệnh hen phế quản dạng ho
  • Nội soi phế quản
  • Thuốc giảm nguy cơ ung thư vú Raloxifene

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!