Thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng

Tủ Thuốc Gia Đình - 11/24/2024

Bệnh viêm mũi dị ứng là một bệnh toàn thân nhưng biểu hiện tại mũi, bởi niêm mạc mũi quá nhạy cảm với tác nhân gây bệnh dị nguyên như bụi nhà, lông xúc vật, bào tử nấm, phấn hoa... Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu một số phương pháp sử dụng thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng.

Bệnh viêm mũi dị ứng là một bệnh toàn thân nhưng biểu hiện tại mũi, bởi niêm mạc mũi quá nhạy cảm với tác nhân gây bệnh dị nguyên như bụi nhà, lông xúc vật, bào tử nấm, phấn hoa... Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu một số phương pháp sử dụng thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng.

Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Thời tiết thay đổi thường làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu, gây viêm họng, ngứa họng... Với những người bị bệnh viêm mũi thì cảm thấy ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt xì hơi liên tục...

Bệnh không theo một quy luật nào, khi niêm mạc mũi tiếp xúc trực tiếp với tác nhân dị ứng là sẽ có phản ứng mẫn cảm tại niêm mạc mũi và biểu hiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng

- Hắt hơi:Khi bị viêm mũi dị ứng triệu chứng điển hình nhất của bệnh sẽ là hắt hơi. Biểu hiện này giúp cho người bệnh chống lại những tác nhân gây dị ứng. Những cơn hắt hơi thường xuất hiện đột ngột. Kéo dài liên tục, thường xuyên khiến cho người bệnh khó có thể kiểm soát được.

- Xuất hiện hiện tượng chảy nước mũi:Thông thường người bệnh bị viêm mũi sau những lần hắt hơi là nước mũi lại chảy ra. Nước mũi xuất hiện ở cả 2 bên lỗ mũi, nước mũi thường không có mùi mà có màu trong suốt, không đặc quánh.

- Bị ngứa mũi:Đi kèm với tình trạng hắt hơi và chảy nước mũi còn có hiện tượng ngứa mũi. Tình trạng ngứa mũi thường xuất hiện sớm, đặc biệt bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, đối với những người bị viêm mũi nặng còn kèm theo cả hiện tượng ngứa mắt, ngứa cổ họng và cả vùng da ống ngoài tai.

Thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng

- Bị nghẹt mũi hay còn gọi là tắc ngạt mũi: Nguyên nhân là do khi mũi bị viêm thì lớp niêm mạc bên trong mũi sẽ bị sưng cộng thêm nước mũi ra nhiều sẽ gây ra tình trạng ngạt mũi. Ngạt mũi có thể xuất hiện ở 1 bên hoặc cả 2 bên, khiến cho người bệnh phải dùng miệng để thở vì không thể thở bằng mũi.

- Có hiện tượng bị đau nhức mũi: Triệu chứng này thường được dùng để phân biệt với các bệnh lý khác ở mũi. Ngoài nghẹt mũi, chảy nước mũi và ngứa mũi thì người bệnh sẽ bị đau mũi. Điều này được lý giải là do khi mũi bị nghẹt, quá trình hít thở không thể diễn ra thuận lợi sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác đau tức ở mũi, thậm chí là đau đầu, mệt mỏi, đau vùng xoang mặt, rối loạn vận mạch vùng mặt...

Thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng

Mục tiêu dùng Thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng là giảm đến mức tối thiểu các triệu chứng do bệnh gây nên, đồng thời chọn lựa các thuốc vừa hiệu quả vừa ít có tác dụng phụ độc hại. Các nhóm thuốc trị viêm mũi dị ứng có thể phân loại như sau:

Loại thuốc uống

- Nhóm thuốc kháng histamin giúp giảm các triệu chứng như ngứa mũi, sổ mũi, chảy mũi, ngứa mắt... nhưng lại không có tác dụng đối với nghẹt mũi.

- Thuốc có 2 thế hệ:

  • Thế hệ 1 bao gồm các chất clorpheniramin, promethazin, diphenhydramin có tác dụng điều trị khá hiệu quả nhưng lại gây nên nhiều tác dụng phụ khá xấu như gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón, khó tiểu và giảm tác dụng nếu dùng lâu dài.
  • Thế hệ 2 bao gồm các chất fexofenilin, cetirizin, loratidin, acrivastin không gây buồn ngủ, thời gian tác dụng kéo dài nhưng lại khá đắt tiền. Tuy nhiên, có một số thuốc thế hệ 2 bị nhiều nước cấm dùng là terfenadin, astemizol do gây rối loạn nhịp tim.

- Thuốc cường giao cảm gây co mạch:

Đây là nhóm thuốc khá đặc biệt bao gồm các chất ephendrin, pseudocphedrin, phenylpro-panolamin giúp thông mũi, trị nghẹt mũi vô cùng tốt nhưng lại gây nên tác dụng phụ như tăng huyết áp, hồi hộp, run tay... khá nguy hiểm.

- Nhóm thuốc corticosteroid chỉ uống khi bị viêm mũi nặng và mạn tính. Cần dùng liều thấp nhất và trong thời gian ngắn không quá 1 tuần do có nhiều tác dụng phụ như gây loãng xương, làm suy tuyến thượng thận...

Ngoài các loại thuốc uống được liệt kê ra ở trên, các bác sĩ chuyên khoa có thể còn có thể chỉ định bạn sử dụng thêm cả thuốc kháng sinh khi có hiện tượng nhiễm khuẩn.

Thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng

Loại thuốc dùng tại chỗ (Nhỏ hoặc phun xịt vào mũi)

- Thuốc co mạch nhỏ mũi: Chứa dược chất như naphtazolin, xylometazolin, oxymetazolin. Thuốc có tác dụng thông mũi khá tốt nhưng chỉ nên nhỏ mũi trong khoảng thời gian ngắn, tốt nhất là không quá 1 tuần. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, không nên dùng thuốc nhỏ mũi loại này vì có thể sẽ gây choáng, tím tái.

- Thuốc corticoid xịt mũi cho tác dụng tại chỗ nên có lợi điểm là gây tác dụng trực tiếp trên niêm mạc mũi-xoang mạn tính và phòng ngừa các cơn dị ứng.

- Thuốc nhỏ mũi NaCl 0,9% hay còn được gọi là nước muối sinh lý có tác dụng rửa mũi, giải tỏa dịch nhầy trong mũi, giúp thông thở và giảm sổ mũi.

Một số lưu ý trong điều trị viêm mũi dị ứng

- Chú ý giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh. Thường xuyên làm sạch thông thoáng môi trường sống, tuyệt đối không nuôi hoặc tiếp xúc với vật nuôi gây dị ứng...

- Tránh dùng thuốc và thực phẩm gây dị ứng.

- Nên dùng thuốc để phòng ngừa hơn là điều trị khi đã bị dị ứng.

- Tránh nhỏ mũi với thuốc co mạch lâu ngày vì sẽ bị viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc nhỏ loại này sẽ rất khó điều trị.

Suy cho cùng, điều bạn cần làm là vẫn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách và tư vấn phương pháp dùng thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo, bạn đọc lưu ý khi sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ

Xem thêm:

  • Chữa viêm mũi dị ứng quanh năm
  • Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!