Thưởng trà đúng cách khi Tết đến xuân về

Sống khỏe mạnh - 05/10/2024

Mỗi dịp Tết đến xuân về, ngoài mâm ngũ quả, cành đào thì ấm trà ấm nóng là đồ uống không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt.

Thưởng trà đã trở thành nét văn hóa đẹp của người Việt. Tuy nhiên, việc uống trà không đúng cách và kết hợp trà với một số đồ không hợp sẽ làm giảm lợi ích của trà. Dưới đây là một số lời khuyên để uống trà đúng cách trong dịp Tết này.

1. Nhiệt độ và thời gian chế biến

Nước pha trà nên là nước sôi 100oC đảm bảo trà đủ nóng để có một tách trà thơm ngon. Thời gian để trà ngấm là 3 - 5 phút. Việc pha trà đúng cách sẽ giúp trà giữ lại lượng EGCG - chất chống lại oxy hóa và các bệnh về tim mạch.

Thưởng trà đúng cách khi Tết đến xuân về

Nước pha trà nên là nước sôi 100oC

2. Không uống trà ngay sau ăn

Trà thường được dùng sau bữa ăn như một thức uống tráng miệng giúp dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, thói quen này nên được thay đổi vì sau khi ăn a-xít tanna có trong trà kết hợp với chất sắt trong thức ăn gây chứng khó tiêu, gây loãng dịch vị dạ dày khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, dẫn tới thiếu sắt cho cơ thể.

Thời gian tốt nhất để bạn và gia đình thưởng trà là 20 phút sau bữa ăn.

3. Tránh uống trà quá nóng

Thời tiết lạnh, việc thưởng thức một ly trà nóng, cầm trên tay vừa uống vừa thổi và trò chuyện là sở thích của rất nhiều người. Nhưng việc uống trà quá nóng sẽ gây ảnh hưởng đến khoang miệng và thực quản.

Uống trà quá nóng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư thực quản. Vì thế bạn không nên uống trà quá nóng hoặc quá lạnh, uống trà nguội dễ gây lạnh bụng. Nên uống trà ở nhiệt độ vừa phải để thưởng trà một cách ngon nhất, lại đảm bảo sức khỏe.

Thưởng trà đúng cách khi Tết đến xuân về

Uống trà quá nóng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư thực quản

4. Bỏ trà đã để qua đêm

Trà đã pha trong ngày và còn dư thừa nhiều, bạn cất vào tủ lạnh và để mai sử dụng tiếp. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng trà để qua đêm dễ nảy sinh nấm mốc và các loại vi sinh độc hại. Vì thế, trà đã để qua đêm thì bạn nên bỏ đi, pha một ấm trà mới để đảm bảo độ đậm đặc, tươi ngon của ấm trà.

5. Coi trà như một thức uống giúp giảm cân, thải độc

Những ngày Tết chúng ta thường ăn uống nhiều hơn bình thường với những bữa tiệc cùng gia đình và bạn bè. Điều đó làm cho năng lượng dư thừa và lượng mỡ tích trong cơ thể rất nhiều. Thay vì uống các loại nước ngọt, bạn nên sử dụng nước lọc hoặc trà xanh để giải nhiệt, thải độc thanh lọc cho cơ thể.

Uống trà cũng là một biện pháp để hạn chế tăng cân trong những ngày Tết. Trà xanh kết hợp với mật ong là một thức uống hiệu quả giúp bạn đốt cháy mỡ dư thừa.

Thưởng trà đúng cách khi Tết đến xuân về

Uống trà cũng là một biện pháp để hạn chế tăng cân trong những ngày Tết

6. Không nên kết hợp trà với sữa

Trà sữa là một thức uống hấp dẫn được rất nhiều người ưa thích, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, kết hợp sữa với trà xanh lại không hoàn toàn tốt, vì sẽ làm giảm tác dụng của các chất ngăn ngừa bệnh tim mạch có trong trà xanh.

7. Những người không nên uống trà

Tuy là một thức uống phổ biến nhưng không phải ai cũng hợp để uống trà. Những người bị mắc các bệnh như sỏi thận, loét dạ dày, táo bón, cao huyết áp không nên dùng trà. Chất cafein trong trà đối với những bệnh nhân bị huyết áp sẽ làm tim đập nhanh hơn và làm cho huyết áp tăng cao.

Ảnh minh họa: Internet

Bích Ngọc

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!