Thủy đậu ở trẻ sơ sinh phải làm sao?

Kiến Thức Y Học - 05/19/2024

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa và sẽ bùng phát thành dịch khi thời tiết nắng nóng cao. Bệnh dễ gặp ở mọi đối tượng, nhưng rất hiếm ở trẻ sơ sinh. Vậy thủy đậu ở trẻ sơ sinh phải làm sao khi trẻ còn quá nhỏ, da còn non nớt và hệ miễn dịch còn yếu kém?

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa và sẽ bùng phát thành dịch khi thời tiết nắng nóng cao. Bệnh dễ gặp ở mọi đối tượng, nhưng rất hiếm ở trẻ sơ sinh. Vậy thủy đậu ở trẻ sơ sinh phải làm sao khi trẻ còn quá nhỏ, da còn non nớt và hệ miễn dịch còn yếu kém?

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh phải làm sao?

Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ nên không đi đâu hay tự tiếp xúc với ai, vì vậy chỉ có hai nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu cho trẻ nhỏ:

Do bẩm sinh

Là do trong thời gian mang thai, người mẹ bị bệnh thủy đậu nhưng điều trị không triệt để còn để lại mầm bệnh. Nên khi đứa trẻ chào đời sẽ mang sẵn mầm bệnh này trong cơ thể. Khi bệnh gặp điều kiện thuận lợi thì sẽ phát bệnh ra ngoài.

Bị lây nhiễm

Bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp và qua tiếp xúc với da. Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh là do những người đang mang mầm bệnh tiếp xúc với bé, nhất là mẹ bé. Khi mẹ bệnh nên tuyệt đối cách ly với con và phải cho trẻ ngưng bú ngay. Có thể vắt hay hút sữa cho trẻ bú qua bình.

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh phải làm sao?

Biểu hiện bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Cần quan sát kỹ bé để phát hiện sớm bệnh và có hướng chữa trị kịp thời:

  • Trong những ngày đầu trẻ sẽ sốt khoảng 39-39,5 độ C. Kèm theo đó là các dấu hiệu giống như cảm cúm là: ho nhẹ, thở khò khè, chảy nước mũi, bú ít hoặc bỏ bú. Sau 2-3 ngày sẽ bắt đầu phát ban.

  • Sau sốt là nổi phát ban, ngứa ngáy toàn thân, quấy khóc do khó chịu trong người. Các nốt ban sẽ xuất hiện trên mặt sau đó lan xuống bụng rồi phát ban ra toàn cơ thể. Và từ những nốt ban đó sẽ hình thành mụn nước.

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh phải làm sao?

Khi trẻ sơ sinh bị thủy đậu cần phải chăm sóc và chú ý trẻ nhiều hơn vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu.

  • Bổ sung nước cho trẻ, nhằm làm giảm bớt thân nhiệt cho trẻ. Bằng cách cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, thường xuyên hơn, vì trong sữa mẹ có nước.

  • Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để tránh tình trạng bội nhiễm do sức đề kháng còn yếu.

  • Do trẻ bú mẹ là chính nên người mẹ cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng hơn như rau xanh, hoa quả tươi để sữa mẹ có thêm nhiều vi chất dinh dưỡng bổ sung cho trẻ bú. Hạn chế ăn các loại hải sản, các thức ăn chứa bơ, gạo nếp.

  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé và tránh làm các mụn nước bị vỡ. Có thể dùng nước ấm đun sôi để nguội và lấy khăn mềm lau nhẹ nhàng lên người trẻ.

  • Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh phải làm sao?

Cách phòng bệnh thủy đậu cho trẻ sơ sinh

Cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ sơ sinh vẫn là từ khi người mẹ chuẩn bị mang thai như:

  • Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai 3-6 tháng.

  • Khi mẹ bị bệnh chỉ nên vắt sữa và hạn chế tiếp xúc với bé.

  • Bảo vệ sức khỏe người mẹ thật tốt trong thời gian mang thai, vì nếu để bị nhiễm bệnh trong thời gian mang thai thi sẽ để lại dị tật bất thường ở thai nhi, thậm chí gây sảy thai.

Bệnh thủy đậu tuy là bệnh lành tính nhưng cũng cần phải chữa trị đúng cách. Đối với thủy đậu ở trẻ sơ sinhphải làm sao? Phải bình tĩnh, quan tâm, chăm sóc và theo dõi trẻ kĩ hơn. Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể để bệnh nhanh khỏi.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!