Tiểu đường thai kỳ có được ăn nhiều tinh bột không?

Thiết Yếu - 04/30/2024

Chế độ ăn quyết định phần lớn tới quá trình thai kỳ của mẹ bầu. Đặc biệt, với những chị em bị tiểu đường khi mang thai cần phải có chế độ ăn hợp lý hơn. Rất nhiều chị em thắc mắc, khi bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn nhiều tinh bột hay không? Lily & WeCare sẽ giúp các chị em hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Chế độ ăn quyết định phần lớn tới quá trình thai kỳ của mẹ bầu. Đặc biệt, với những chị em bị tiểu đường khi mang thai cần phải có chế độ ăn hợp lý hơn. Rất nhiều chị em thắc mắc, khi bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn nhiều tinh bột hay không? Lily & WeCare sẽ giúp các chị em hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn tinh bột?

Trong những nhóm bệnh gây ảnh hưởng lớn tới mẹ và thai nhi, tiểu đường thai kỳ chiếm tỉ lệ rất lớn, nó không chỉ gây tác hại đối với người mẹ mà còn khiến em bé bị ảnh hưởng hệ tâm thần và thể chất. Để hạn chế tối đa bệnh lý đái tháo đường thai kỳ được cho là nằm ở thực phẩm hàng ngày cho mẹ. Mẹ bầu nên bổ sung chất dinh dưỡng, trong đó có chất xơ – một trong những chất làm hấp thu chậm glucose từ ruột nên sẽ chống lại sự tăng đường huyết sau khi ăn.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn nhiều tinh bột không?

Chất xơ có nhiều trong rau xanh, trái cây không ngọt và hạt đậu khô. Ngoài ra, còn có thêm chất acid béo có trong các loài cá biển, giúp bảo vệ hệ tuần hoàn; acid béo Alpha Lipoic Acid sẽ có tác dụng tăng cường sử dụng glucose, đồng thời cải thiện kiểm soát đường huyết, chất này có nhiều trong bông cải xanh, trong giá đỗ và đậu Hà Lan...

Ngoài ra, khi mắc chứng đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế ăn tinh bột bởi khi vào cơ thể, tinh bột sẽ biến thành đường glucose ở trong máu làm đường huyết tăng lên nhanh chóng. Thế nên, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần cân nhắc các loại thực phẩm có tinh bột trong chế độ ăn mỗi ngày hoặc hạn chế hấp thụ tinh bột bằng cách ăn kết hợp với những loại thực phẩm khác.

Trong nhóm tinh bột, ngô được coi là loại thực phẩm tốt cho phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ. Theo nghiên cứu, trong 40.000 người, những phụ nữ nào hay ăn ngô sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn những người không ăn hoặc ít ăn khoảng 30%. Trong ngô có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: sắt, vitamin A, thiamin, magie, mangan, chất xơ rất dồi dào và một số những dưỡng chất khác. Chỉ số đường huyết của ngô thấp nên sẽ giúp mẹ bầu giảm được lượng đường huyết có trong máu, chất xơ của ngô cũng giúp làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn thành đường.

Để đảm bảo sức khỏe khi ăn ngô, mẹ bầu nên dùng chung vưới những thực phẩm có chứa protein hoặc chất béo khác. Hạn chế chỉ ăn nguyên ngô ở bất kỳ bữa ăn nào trong ngày.

Để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân tiêu đường, nên ăn ngô cùng với các thực phẩm có chứa protein hoặc chất béo và hạn chế một bắp ngô hoặc một nửa cốc hạt ngô tại bất kỳ bữa ăn nào.

Những món ăn cực tốt khi tiểu đường thai kỳ

Bị tiểu đường, mẹ bầu thường phải khổ sở để kiêng khem nhiều hơn. Dưới đây là những thực phẩm cực tốt mà chị em nên tham khảo để đảm bảo sức khỏe:

- Khoai lang: Nhiều chị em nghĩ rằng khoai lang có nhiều tinh bột và có vị ngọt nên sẽ khiến tăng đường huyết. Thế nhưng trên thực tế lại không phải như vậy. Trong khoai lang có thành phần Caibo, giúp mẹ bầu kiểm soát đáng kể lượng đường và lượng cholesterol xấu trong máu. Mẹ bầu khi bị tiểu đường nên ăn khoai nướng hoặc chiên cả vỏ với lượng hợp lý thì sẽ tốt hơn.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn nhiều tinh bột không?

- Rong biển: Hàm lượng đường trong rong biển gần như bằng 0 nhưng lại có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nên rong biển là thực phẩm không thể thiếu với bà bầu tiểu đường. Ngoài ra, thành phần alginate được chiết xuất từ rong biển còn được cho là giúp điều trị bệnh tiểu đường. Nó giúp cơ thể tiếp tục sản xuất ra lượng insulin cần thiết, nhờ vậy có thể kiểm soát được tiểu đường thai kỳ.

- Cà rốt: So với các loại thực phẩm khác, lượng đường trong củ cà rốt cần nhiều thời gian để chuyển hóa hơn. Đồng thời, hàm lượng chất xơ và chất beta-carotene trong cà rốt sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

- Họ hàng nhà đậu: Nếu thực đơn của mẹ bầu có các loại đậu thì đó chính là cách đơn giản để kiểm soát chỉ số đường huyết của cơ thể. Do có hàm lượng chất xơ phong phú, các loại đậu giúp cơ thể no lâu và đường huyết được ổn định sau khi ăn.

- Mướp đắng: Chính charatin có ở trong mướp đắng sẽ kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Mướp đắng còn cực kì tốt đối vưới những bệnh nhân có bệnh tiểu đường mạn tính. Thế nhưng, mướp đắng cũng khá nhạy cảm với những mẹ bầu lần đầu ăn nên chị em phải hết sức cẩn thận.

Như vậy, bị tiểu đường thai kỳ là điều không chị em nào mong muốn và nó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Thế nên, các chị em cần có thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý và nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để lựa chọn ra thực đơn tốt nhất cho mình.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!