Tiểu ra máu: Nỗi lo không của riêng ai

Bí quyết sống khỏe - 11/24/2024

Nếu nước tiểu của bạn có màu hồng thì tình trạng này sẽ được gọi là “tiểu ra máu” (tiểu máu). Tuy nhiên, bằng mắt thường bạn sẽ không thấy được các tế bào máu này.

Nếu nước tiểu của bạn có màu hồng, tình trạng này sẽ được gọi là “tiểu ra máu” (tiểu máu). Tuy nhiên, bằng mắt thường, bạn sẽ không thấy được các tế bào máu này. Thế nên, dù nước tiểu có màu hồng hay không thì vẫn tồn tại các tế bào hồng cầu ở trong đó.

Các tế bào hồng cầu (RBCs) ở trong máu giúp mang oxy điều hòa cơ thể và thu về carbon dioxide. Hồng cầu có dạng đĩa và có thể biến dạng để luồn lách qua các mao mạch hẹp. So với những tế bào khác trong cơ thể thì các tế bào hồng cầu nhỏ hơn rất nhiều.

Có hai loại “tiểu máu”:

  • Tiểu máu đại thể: nhìn thấy được nước tiểu có màu hồng bằng mắt thường.
  • Tiểu máu vi thể: chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi.

Các tế bào hồng cầu không thường được tìm thấy trong nước tiểu. Nếu chúng xuất hiện có nghĩa là bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc viêm đường tiết niệu.

Các tế bào hồng cầu trong nước tiểu được phát hiện như thế nào?

Tiểu ra máu: Nỗi lo không của riêng ai

Các bác sĩ sẽ kiểm tra hồng cầu trong nước tiểu bằng cách xét nghiệm nước tiểu.

Để xét nghiệm đạt kết quả chính xác nhất, người bệnh trước khi đưa mẫu phải làm sạch bộ phận sinh dục trước và nước tiểu phải được hứng ở giữa dòng. Việc này nhằm đảm bảo mẫu nước tiểu không chứa bất kỳ chất gây ô nhiễm nào. Mẫu sau đó sẽ được đưa đến phòng thử nghiệm để xét nghiệm.

Đôi khi, bác sĩ sẽ sử dụng que thử để làm xét nghiệm nhanh mẫu nước tiểu của bạn, sau đó mới gửi đến phòng thí nghiệm.

Các que thử này có hình dạng như một mảnh giấy, có chứa hóa chất làm thay đổi màu sắc của que thử nếu tiếp xúc với RBCs.

Bình thường, lượng RBCs trong cơ thể là bao nhiêu?

RBCs thường không xuất hiện trong nước tiểu, vì vậy nó không có một vi lượng nào cả. Tuy nhiên, đối với phụ nữ, khi bạn cung cấp mẫu nước tiểu trong thời gian đang có kinh nguyệt thì nước tiểu của bạn chắc chắn sẽ chứa một số RBCs. Việc này sẽ làm cho kết quả xét nghiệm bị sai lệch. Vì vậy, hãy nói với bác sĩ vấn đề của mình trước khi tiến hành xét nghiệm.

Tại sao các tế bào hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu?

Hồng cầu cao trong nước tiểu có thể là tình trạng cấp tính hoặc mãn tính.

Nguyên nhân gây ra hồng cầu trong nước tiểu cấp tính là:

  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang, thận hoặc tuyến tiền liệt sẽ gây viêm và kích ứng dẫn đến xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu.
  • Tình dục: Sinh hoạt tình dục có thể gây kích thích các mô xung quanh đường tiết niệu.
  • Tập thể dục mạnh: Hoạt động quá sức cũng làm viêm các mô của đường tiết niệu.

Nguyên nhân gây ra hồng cầu trong nước tiểu mãn tính:

  • Bệnh máu khó đông (Hemophilia)
  • Bệnh thận đa nang
  • Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Viêm gan siêu vi
  • Ung thư bàng quang hoặc thận.

Một số loại thuốc cũng làm xuất huyết trong nước tiểu, bao gồm:

  • Thuốc chống đông máu
  • Aspirin (thuốc giảm đau)
  • Kháng sinh.

Trước khi bạn đưa mẫu nước tiểu cho bác sĩ, hãy nói cho họ về tất cả các loại thuốc bạn đã dùng, kể cả những thuốc không kê đơn. Điều này giúp cho kết quả xét nghiệm của bạn chính xác hơn.

Các bước tiếp theo sau khi tìm thấy hồng cầu trong nước tiểu là gì?

Ngoài xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ cũng sẽ tiến hành các xét nghiệm khác để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và điều trị chính xác hơn.

Chẳng hạn, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến hành xét nghiệm máu, để xem thận của bạn hoạt động có tốt hay không.

Bác sĩ cũng có thể làm sinh thiết mô trên bàng quang hoặc thận để kiểm tra các dấu hiệu của ung thư.

Tùy thuộc vào các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Cách xử trí khi bạn có máu trong nước tiểu

Tiểu ra máu: Nỗi lo không của riêng ai

Tùy theo nguyên nhân tiểu ra máu mà có những xử lý thích hợp. Nếu tiểu ra máu do quá trình tập luyện thể thao, cần điều chỉnh cường độ cho phù hợp. Tuy nhiên, tiểu máu luôn là nguyên nhân của một bệnh lý tại hệ tiết niệu hoặc các bệnh lý toàn thân. Cho nên nếu nghi ngờ bị tiểu máu, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để khám xác định có bị tiểu máu hay không và nếu có thì nguyên nhân nào gây nên. Lưu ý, không tự điều trị bằng kháng sinh, thuốc cầm máu… sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh lý nguy hiểm này.

Thông thường, không thể ngăn chặn được tiểu máu. Tuy vậy, chúng ta có thể làm giảm nguy cơ của các bệnh gây ra nó. Để phòng căn bệnh này, cần uống đủ nước, ít nhất 2 lít/ngày, đi tiểu khi cảm thấy buồn tiểu và càng sớm càng tốt; sau khi giao hợp cần vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh đúng cách để phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiểu; hạn chế dung nạp muối, protein và các thực phẩm chứa oxalate; không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh tiếp xúc với hóa chất…

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tiểu ra máu khi mang thai liệu có nguy hiểm cho mẹ và con?

Tổng kết: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hồng cầu trong nước tiểu, từ tập thể dục cho đến các bệnh rối loạn chảy máu. Bạn cần nói với bác sĩ tất cả các triệu chứng bệnh cũng như các loại thuốc bạn đang dùng trước khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu. Nếu mẫu nước tiểu dương tính với hồng cầu, bác sĩ sẽ tiến hành thên một vài xét nghiệm bổ sung để giúp xác định nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc nước tiểu có máu.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Tiểu ra máu
  • Tiểu ra máu: hãy lập tức đi khám ngay!
  • Trắc nghiệm sức khỏe: Quan sát màu sắc nước tiểu bắt bệnh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!