Phụ nữ mắc phải bệnh đa xơ cứng khi mang thai sẽ gặp khó khăn trong việc sinh hoạt nhưng may mắn thay, tình trạng này không ảnh hưởng đến bé yêu sắp chào đời.
Bệnh đa xơ cứng là một tình trạng mạn tính của hệ thống thần kinh trung ương do não và tủy sống gây ra. Tình trạng của bệnh khá khó để dự đoán và có thể trải dài từ vô hại cho đến nghiêm trọng. Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ đem đến các thông tin cần thiết về bệnh đa xơ cứng khi mang thai cũng như cách chăm sóc mẹ bầu để bạn có được một thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Nguyên nhân gây bệnh đa xơ cứng
Có nhiều nguyên gây ra bệnh đa xơ cứng, bao gồm: virus, rối loạn tự miễn dịch, môi trường xung quanh và tính di truyền. Mặt khác, tất cả các yếu tố trên đều mang một chung đặc điểm là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm mô thần kinh của chính mình.
Triệu chứng của bệnh đa xơ cứng khi mang thai
Triệu chứng của bệnh đa xơ cứng khi mang thai khá thất thường. Chúng có thể từ tình trạng nặng đột ngột giảm nhẹ trong thời gian ngắn và kết hợp giữa nhiều tình trạng khác nhau. Trong suốt quá trình của bệnh, mẹ bầu sẽ cảm nhận được một vài hoặc tất cả các triệu chứng sau:
- Đau
- Chóng mặt
- Co cứng cơ
- Thính lực giảm
- Mệt mỏi kéo dài
- Mất hoặc thay đổi thị lực
- Khả năng phản xạ thay đổi
- Rối loạn chức năng tình dục
- Cảm xúc thay đổi thất thường
- Gặp khó khăn trong việc đi lại
- Mất cảm giác, ngứa ran hoặc tê ở tứ chi
- Mất khả năng kiểm soát hành động đại tiện và tiểu tiện.
Bệnh đa xơ cứng cũng có thể tác động lên hệ thống nhận thức nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhẹ và thường chỉ được chẩn đoán sau khi kiểm tra kỹ lưỡng. Mặt khác, mẹ bầu sẽ cảm thấy mình gặp vấn đề trong các hành động như:
- Quyết định
- Tập trung
- Ghi nhớ
- Chú ý.
Chẩn đoán bệnh đa xơ cứng
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ tiến hành khám một cách kỹ lưỡng, đi kèm với đó là các câu hỏi về triệu chứng, tần suất xảy ra và thời gian triệu chứng kéo dài. Ngoài ra, bạn cũng có thể được yêu cầu chụp cộng hưởng từ (MRI) nhằm phát hiện mô sẹo trong hệ thần kinh trung ương.
Điều trị bệnh đa xơ cứng khi mang thai
Dẫu cho không thể chữa trị bệnh đa xơ cứng khi mang thai hoàn toàn, tuy nhiên vẫn có những loại thuốc sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và cải thiện triệu chứng, chẳng hạn như:
- Fingolimod
- Interferon beta
- Glatiramer acetate
- Dimethyl fumarate
- Kháng thể đơn dòng.
Sống chung với bệnh đa xơ cứng khi mang thai
May mắn thay, mang thai không làm tăng tốc quá trình phát triển của bệnh hoặc khiến tình trạng xấu đi cũng như gây vô sinh. Tuy nhiên, nếu bệnh đa xơ cứng chưa được phát hiện thì những triệu chứng có khả năng xuất hiện trong lúc mang thai. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra các dấu hiệu đa xơ cứng sẽ giảm trong thai kỳ và bắt đầu tăng dần sau sinh.
Hoạt động chữa bệnh có thể khiến cho việc mang thai trở nên khó khăn về mặt thể chất. Yếu cơ và các vấn đề ở khả năng phối hợp sẽ làm tăng nguy cơ khiến mẹ bầu té ngã cũng như một số tình trạng khác, ví dụ: mệt mỏi kéo dài, dễ nhiễm phải chứng nhiễm trùng đường tiết niệu… Để phòng ngừa, bạn hãy cố gắng uống nước thường xuyên trong ngày, luôn bám vào tay vịn khi lên xuống cầu thang hoặc nhờ người giúp đỡ nếu phải di chuyển ở nơi trơn trượt.
Nếu bạn nghi ngại bệnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi thì cũng đừng quá lo lắng bởi tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở những bé có mẹ mắc phải bệnh đa xơ cứng ngang bằng với phụ nữ mang thai có thể trạng bình thường.
Khi mang thai, bạn sẽ cần được theo dõi chặt chẽ để kiểm soát bệnh và sức khỏe của thai nhi cũng như đi thăm khám thường xuyên hơn.
Ảnh hưởng của bệnh khi chuyển dạ
Bệnh đa xơ cứng khi mang thai cũng khiến mẹ bầu không có cảm giác đau ở vùng xương chậu hoặc thậm chí chẳng cảm nhận được các cơn co thắt để nhận biết giai đoạn chuyển dạ. Mặt khác, quá trình vượt cạn sẽ diễn ra khó khăn hơn bởi các dây thần kinh và cơ bắp có nhiệm vụ thực hiện hành động rặn đều bị ảnh hưởng. Vì lý do này, có thể mẹ bầu sẽ cần phải sinh mổ.
Cách chăm sóc phụ nữ sau sinh bị đa xơ cứng
Trong 9 tháng đầu sau khi sinh, có tới 40% phụ nữ mắc bệnh đa xơ cứng tái phát các triệu chứng. Do vậy, bạn có thể bắt đầu sử dụng thuốc để làm dịu tình trạng và giúp việc chăm sóc em bé diễn ra suôn sẻ hơn. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng khi cho con bú mẹ bởi thành phần trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Để an toàn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này.
Điều cuối cùng cần lưu ý khi chăm sóc phụ nữ đang mắc bệnh đa xơ cứng là nên đặc biệt chú ý với chứng trầm cảm sau sinh do nguy cơ gặp phải có thể tăng cao gấp nhiều lần do tác động của bệnh. Nếu cảm thấy buồn bã một cách tuyệt vọng, bạn nên liên hệ bác sĩ ngay nhằm đưa ra phương án cải thiện kịp thời và tránh những biễn chứng xấu xảy ra.
Phương Uyên/ HELLO BACSI
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Nóng giận khi mang thai: Kiềm chế ngay kẻo gây hại!
- Bạn đã nghe nói đến bản năng làm tổ khi mang thai chưa?
- Bà bầu nên làm gì khi gặp ác mộng lúc mang thai?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!