Dưới đây là 12 thói quen mà chính bạn đang khiến cơ thể mình 'tụt dốc' không phanh:
1. Dáng đi lừ đừ
Tâm trạng buồn chán khiến bạn không thể lê chân di chuyển được, nhưng chính cách đi lại vật vờ cũng làm cho tâm trạng bạn tồi tệ hơn nhiều.
Cải thiện: Đi lại tự nhiên hơn, nâng cao cằm, cử động vai linh hoạt để hướng tới những điều tích cực.
2. Chụp hình mọi thứ xung quanh
Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Psychological Science ( tâm lí học): bạn thả phanh chụp lại bất cứ thứ gì bạn quan sát được sẽ bị mất dần khả năng ghi nhớ.
Cải thiện: Nên dành thời gian tự quan sát, tận hưởng vẻ đẹp xung quanh, tập trung vào đối tượng thật kĩ trước khi chụp. Quan sát thiên nhiên sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái hơn!
Chụp hình sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn
3. Bị 'dọa nạt' liên tục
Tiến sĩ Erin K. Leonard, một nhà tâm lý thực hành và tác giả nhiều cuốn sách tâm lí nổi tiếng (Mỹ) cho biết: Thường xuyên để người khác hăm dọa khiến lòng tự trọng tổn thương, lâu dần tinh thần không vững vàng và muốn lẩn tránh công việc!
Cải thiện: Nên đến gặp bác sĩ để thảo luận về sức khỏe và tinh thần của bạn. Xác định đối tượng hăm dọa, luyện tập khả năng phản kháng, giữ tinh thần vững vàng trước mọi tình huống.
4. Không có thói quen tập thể dục
Theo thống kê của JAMA Psychiatry những người luyện tập thể dục đều đặn 3 lần/tuần có thể giảm nguy cơ trầm cảm đến 19%. Và những người thường xuyên cảm thấy buồn chán lại rơi vào những người ít luyện tập thể dục.
Cải thiện: Đều đặn luyện tập, di chuyển liên tục. Bạn không nhất thiết phải luyện tập lâu dài và quá sức, chỉ cần di chuyển trong nhà và nơi làm việc: làm công việc lặt vặt, leo cầu thang, miễn là tinh thần bạn luôn được vận động.
Bạn không cần phải tập luyện quá sức, chỉ cần di chuyển liên tục là được
5. Trì hoãn công việc
Đôi khi bạn từ bỏ công việc vì bạn không tìm thấy cảm hứng, việc đó khó thay đổi được; nhưng nếu bạn lảng tránh công việc vì nó làm cho bạn thấy lo lắng, bạn sợ thất bại thì đó là một thói quen không tốt. Điều này dễ khiến bạn nản chí, không có quyết tâm.
Cải thiện: Trước khi giải quyết công việc, cần giảm bớt căng thẳng bằng cách tham gia các hoạt động giải trí: nghe nhạc, chạy bộ…
6. Nhiều mối quan hệ căng thẳng
Ngoài công việc, gia đình thì quan hệ bạn bè, đồng nghiệp căng thẳng cũng khiến mọi người lo nghĩ nhiều. Đồng nghiệp cho rằng bạn không đủ năng lực, ích kỉ. Những mối quan hệ này có thể 'ăn mòn' lòng tự trọng của bạn, và bạn suy sụp dần.
Cải thiện: Bạn không chắc chắn mối quan hệ của mình, hãy phân tích những biểu hiện cho thấy đối phương cư xử không đúng mực, tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân đưa ra lời khuyên bởi họ ở ngoài cuộc và họ sẽ sáng suốt hơn.
Hãy cố gắng 'thả lỏng' các mối quan hệ
7. Sống quá nghiêm túc
Gặp một người bạn khi bạn đang ngồi ăn bên vỉa hè, thay vì tươi cười mời chào, bạn lại thu mình trong cảm giác bối rối. Đã không ít nghiên cứu chỉ ra lợi ích của tiếng cười đối với sức khỏe, trong đó có sức khỏe tinh thần. Cười nhiều là đơn thuốc chữa trị chững lo âu, trầm cảm.
Cải thiện: Tìm cho mình niềm vui mỗi ngày: Xem chương trình hài hước, dành thời gian vui vẻ cùng bạn bè, người thân, làm bạn cùng các bé...
8. Thiếu ngủ
Giấc ngủ ảnh hưởng đến mọi thứ, không chỉ các chức năng vật lí của cơ thể mà cả tinh thần, tình cảm. Giấc ngủ giống như một quá trình phục hồi không bao giờ gặp sai sót.
Cải thiện: Tìm lí do bạn thiếu ngủ, sau đó khắc phục lần lượt để tạo khoảng thời gian yên tĩnh cho cơ thể nghỉ ngơi.
Thiếu ngủ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần
9. Khóa mình
Nếu bạn chủ yếu sử dụng tin nhắn, Facebook... để giữ liên lạc với bạn bè thay vì đối thoại trực tiếp đồng nghĩa việc bạn đang mất dần cảm xúc thấu hiểu người khác.
Cải thiện: Có bao nhiêu người theo dõi bạn không quan trọng bằng việc bạn có những người bạn thật sự. Hãy dành thời gian tâm sự chia sẻ cùng người thân và bạn bè thường xuyên hơn.
10. Quá bận rộn
Bạn phải ăn trưa tại bàn làm việc, ghé qua facebook trong lúc xem truyền hình, đánh văn bản. Nhiều người tin rằng họ làm việc hiệu quả khi làm một lúc nhiều việc. Thực tế, đầu bạn sẽ sắp 'nổ tung' vì căng thẳng, ít biết đến xung quanh và khó gần gũi giao tiếp với mọi người.
Cải thiện: Đơn giản bạn chỉ cần đặt điện thoại xuống, tắt tivi và chú ý đến việc mình đang làm. Cho phép bộ não lần lượt tiếp nhận nhiệm vụ và giải quyết dần dần.
>>Xem thêm: Loại vận động giúp tinh thần khỏe mạnh
Ảnh minh họa: Internet
Vũ May (huffingtonpost)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!