Nhện góa phụ đen là một loài nhện toàn thân đen tuyền và sáng bóng, chân dài và có dấu hình đồng hồ cát màu đỏ hoặc cam ngay phần dưới thân. Chiều dài tính cả chân của nó ước tính khoảng 2,5 cm. Đây là một loài nhện rất dễ phân biệt.
Dấu hiệu và triệu chứng của vết cắn từ nhện góa phụ đen là gì?
Các vết cắn của nhện quá phụ đen thường gây ra cơn đau ngay tức thời và sưng lên. Do các triệu chứng xảy ra quá nhanh nên khi ấy ta có thể bắt được nhện ngay vùng bị đốt. Ngoài ra, nạn nhân còn có thể bị rút cơ bắp trong vòng 6 tới 24 giờ. Tuy vậy, vết cắn từ loài nhện này hiếm khi gây chết người, trừ khi nạn nhân là trẻ em còn quá nhỏ hoặc bị quá nhiều vết cắn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của vết cắn do nhện góa phụ đen bao gồm:
- Cảm giác đau đớn: thường cảm giác này xuất hiện trong vòng 1 giờ kể từ khi bị cắn. Cảm giác đau đớn có thể lan rộng ra bụng, lưng và ngực của nạn nhân;
- Chuột rút: hiện tượng đau bụng hoặc cứng bụng do rút cơ bụng có thể rất nghiêm trọng và thường bị nhầm với chứng đau ruột thừa hoặc vỡ ruột thừa;
- Chảy mồ hôi: nạn nhân có thể chảy mồ hôi rất nhiều quanh vùng bị cắn hoặc có thể chảy mồ hôi toàn phần chi nơi có vết cắn.
Bạn nên làm gì trước tiên?
Áp đá cục hoặc túi chườm đá lên vết cắn trong vòng 20 phút để làm dịu sự lây lan của nọc độc, sau đó ngay lập tức di chuyển nạn nhân ra phòng khám gần nhất. Bạn cần lưu ý rằng băng gạc trong trường hợp này không giúp ích được gì. Trẻ bị cắn sẽ được uống các loại thuốc làm giảm đau cơ bắp hoặc thuốc chữa rắn cắn chuyên dùng cho vết cắn nghiêm trọng ở trẻ.
Khi nào bạn cần chăm sóc y tế?
Trong mọi trường hợp bị nhện góa phụ đen cắn, hãy gọi ngay cho bác sĩ.
Bạn nên phòng ngừa vết cắn từ nhện góa phụ đen như thế nào?
Để bảo vệ an toàn cho bạn và các thành viên trong gia đình, bạn có thể tham khảo và áp dụng những biện pháp phòng ngừa nhện xuất hiện trong nhà, cũng như để tránh những vết cắn của chúng:
- Mặc áo dài tay, đội nón, đeo găng và mang bốt khi vận chuyển các hộp chứa đồ hoặc củi hay khi bạn phải dọn vệ sinh nhà kho, nhà để xe, tầng hầm, gác xép…
- Hãy kiểm tra và giũ vài lần các đôi găng tay làm vườn, bốt và quần áo đã lâu không sử dụng trước khi mang lại;
- Xịt thuốc diệt côn trùng như DEET hay Picaridin lên áo quần và giày dép;
- Ngăn ngừa côn trùng và nhện trong nhà bằng cách lắp các cửa lọc lên cửa sổ, cửa ra vào và hàn kín các kẽ hở hoặc vết nứt nơi nhện có thể ra vào;
- Hãy vứt các thùng chứa, quần áo và những món không dùng nữa ra khỏi nhà kho;
- Hãy đặt những thứ bạn muốn lưu trữ tại một vị trí cách xa tường và sàn nhà;
- Dỡ bỏ các đống đá và gỗ xung quanh khuôn viên nhà;
- Tránh trữ củi trong nhà;
- Hãy dọn sạch nhện và mạng nhện trong nhà, khi vứt nên bỏ chúng trong túi được buộc chặt và vứt ra bên ngoài để tránh nhện có thể vào nhà một lần nữa.
Ngoài ra, hãy tìm hiểu thêm cách sơ cứu và phòng ngừa của các loài nhện khác:
Nhện cắn – nhận biết và sơ cứu
Khi bị nhện nhà cắn, phải làm sao?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!