Ngày nay bất cứ ai, ngay cả trẻ em cũng có thể mắc bệnh tiểu đường vì những thay đổi về thực phẩm và phong cách sống. Trung bình cứ 3 người Mỹ trưởng thành thì một người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do lối sống tiêu thụ thức ăn nhanh và lười vận động.
Bạn hãy dành một phút trả lời 7 câu hỏi bên dưới, cộng dồn số điểm sau mỗi câu để dự đoán nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bản thând o yếu tố lối sống, vận động hay di truyền từ gia đình.
Câu 1. Bạn ở nhóm tuổi nào?
A. Dưới 40 tuổi
B. Từ 40 - 49 tuổi
C. Từ 50 - 59 tuổi
D. Trên 60 tuổi
Bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn nếu có người thân cũng đã mắc bệnh này (ảnh minh họa: Internet)
Câu 2. Bạn thuộc giới tính nào?
A. Nam
B. Nữ
Câu 3. Nếu là phụ nữ, trong lúc mang thai, bạn có từng được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ không?
A. Có
B. Không.
Câu 4. Bạn có người thân nào trong gia đình như bố mẹ hay anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường không?
A. Có
B. Không
Câu 5. Bạn có được chẩn đoán cao huyết áp?
A. Có
B. Không
Câu 6. Bạn có vận động thường xuyên hoặc chơi một môn thể thao bất kỳ như yoga, chạy bộ, bơi lội, gym... ít nhất 2 buổi một tuần không?
A. Có
B. Không
Câu 7. Chỉ số BMI của cơ thể (Body Mass Index) được tính = (trọng lượng cơ thể)/(chiều cao x chiều cao) bạn ở mức nào?
A. BMI dưới 25
B. BMI = 25-30
C. BMI trên 30
Tính điểm từng câu theo lựa chọn:
1. Nếu bạn dưới 40 tuổi, bạn giữ nguyên số điểm.
Nếu ở độ tuổi trung niên 40-49 tuổi, bạn cộng thêm 1 điểm.
Nếu ở độ tuổi trung niên 50-59 tuổi, bạn cộng thêm 2 điểm.
Nếu bạn trên 60 tuổi, bạn cộng thêm 3 điểm.
2. Nếu thuộc giới tính nam, bạn cộng thêm 1 điểm, là nữ giới bạn giữ nguyên số điểm.
3. Nếu từng có tiền sử tiểu đường thai kỳ, bạn cộng thêm 1 điểm, nếu không thì không cộng điểm.
4. Nếu câu trả lời là có thì cộng thêm 1 điểm. Trường hợp người thân ruột thịt không có tiền sử bệnh thì không cộng điểm.
5. Nếu câu trả lời là có thì cộng thêm 1 điểm. Trường hợp bạn không có tiền sử bệnh cao huyết áp thì không cộng điểm.
6. Nếu câu trả lời là có thì không cộng điểm. Nếu bạn hầu như ít vận động, ngồi một chỗ nhiều thì cộng 1 điểm.
7. Nếu BMI ở mức bình thường, bạn không cộng điểm.
BMI ở mức từ 25-30, bạn cộng 1 điểm.
Nếu BMI trên 30, bạn cộng 2 điểm.
Kết quả:
Nếu tổng số điểm của bạn dưới 5 thì chúc mừng bạn có một lối sống khá lành mạnh, ít nguy cơ bị tiểu đường và nên được duy trì thường xuyên. Bạn nên tăng cường vận động, duy trì bữa ăn truyền thống của người Việt gồm cơm, rau và cá, không ăn nhiều thịt, không nhiều béo. Trong bữa ăn cũng nên ăn nhiều loại rau gia vị giàu vitamin, khoáng chất và các yếu tố chống ôxy hóa. Bạn nên tạo thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ 1-2 lần trong năm để chẩn đoán các bệnh tật, điều trị sớm nếu có.
Nếu tổng số điểm của bạn cao hơn 5, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 do thói quen ăn uống, lối sống hoặc di truyền từ gia đình. Bạn nên đi khám sớm để biết chắc tình hình bệnh tật. Chắc chắn bạn không muốn nhận được tin mình bị tiểu đường, song thà biết sớm còn hơn quá muộn. Nếu phát hiện mình bị tiểu đường ở giai đoạn sớm hoàn toàn có thể kiểm soát nó và sống bình thường.
Ngay cả khi đi khám và chưa mắc bệnh, bạn cũng nên chuyển sang lối sống vận động bằng cách đơn giản như đi bộ 10 phút mỗi ngày hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, tăng cường rau xanh và các chất chống oxy hóa trong bữa ăn hàng ngày. Nếu bạn đang xem tivi, hãy đứng dậy và đi vòng quanh phòng khách trong lúc quảng cáo.
Bạn cũng nên đi bộ sau bữa ăn tối hoặc mở nhạc và nhảy trong lúc bạn đang làm việc nhà chẳng hạn. Không ăn thức ăn có nguồn năng lượng cao như bánh kẹo đóng hộp, thức ăn nhanh. Nếu bạn tuổi trên 50 và gia đình có tiền sử tiểu đường thì nên duy trì việc kiểm tra lượng đường trong máu 2 tháng một lần.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!