Tránh xa những thói quen xấu gây hư răng ngay từ bây giờ

Sơ cứu & Phòng ngừa - 05/04/2024

Nếu không hạn chế hoặc bỏ ngay những thói quen xấu gây hư răng ngay từ bây giờ, bạn sẽ không thể giữ cho hàm răng mình luôn đẹp và trắng sáng.

“Cái răng cái tóc là gốc con người” – một hàm răng trắng sáng tất nhiên sẽ giúp bạn tự tin hơn hẳn. Nếu không hạn chế hoặc bỏ ngay những thói quen xấu gây hư răng ngay từ bây giờ, bạn sẽ không thể giữ cho hàm răng mình luôn đẹp và trắng sáng.

Dưới đây là các lý do tại sao răng bị tổn thương dẫn đến sự xuất hiện các vết nứt hoặc thậm chí là gãy răng.

1. Nhai đá viên

Có thể vì đá viên đông lạnh tự nhiên và không đường, nên bạn nghĩ nhai đá là vô hại. Nhưng việc nhai những khối đá cứng, đông lạnh có thể làm hỏng hoặc làm cho răng bạn bị rạn nứt. Hơn nữa, nếu việc nhai đá rào rạo kích thích đến mô mềm bên trong răng, bạn có thể sẽ bị đau nhức răng.

Thức ăn nóng và thức ăn lạnh có thể gây ra những cơn đau dữ dội và tê buốt trong thời gian ngắn hoặc dẫn đến tình trạng đau răng kéo dài. Nếu lần sau bạn có cảm giác muốn nhai đá, hãy thử nhai một số kẹo cao su không đường thay thế.

2. Chơi thể thao mà không dùng dụng cụ bảo vệ hàm

Cho dù bạn chơi bóng đá, khúc côn cầu hoặc bất kỳ môn thể thao có liên quan đến tương tác và phối hợp nào, bạn không nên tham gia vào cuộc chơi mà chưa mang dụng cụ bảo vệ hàm. Đó là một miếng nhựa được đúc theo khuôn hàm để bảo vệ hàm trên của răng. Nếu không có nó, răng của bạn sẽ có thể bị tổn thương trong quá trình chơi dẫn đến răng sứt mẻ hoặc thậm chí bị gãy khi gặp tác động quá mạnh.

Bạn có thể tự sắm cho mình một bộ dụng cụ bảo vệ hàm miệng thích hợp tại cửa hàng, hoặc bạn có thể có một bộ được thiết kế theo kích cỡ hàm do nha sĩ thực hiện.

3. Ngậm núm bình đi ngủ khi còn bé

Không bao giờ là quá sớm để bảo vệ răng. Việc cho trẻ bú sữa, nước ép, hoặc sữa bột trước khi đi ngủ đều có thể khiến những cái răng sữa mới mọc bị hư tổn. Em bé có thể trở nên quen với việc ngậm núm bình sữa trong miệng trong khi ngủ khiến cho răng được “tắm đường” qua đêm. Do đó, tốt nhất là bạn nên giữ bình sữa ra khỏi nôi khi trẻ chuẩn bị ngủ.

4. Xâu khuyên lưỡi

Đeo khuyên ở lưỡi có thể đang là mốt thời trang, nhưng việc cắn lên xuống trên một miếng kim loại có thể khiến răng bạn bị nứt hoặc mẻ. Xỏ lỗ để đeo khuyên ở môi cũng mang lại nguy cơ tương tự. Khi kim loại chà xát lợi, nó có thể gây tổn thương đến nướu răng, từ đó dẫn đến gãy răng.

Miệng cũng là nơi ẩn náu của vi khuẩn, vì vậy việc sử dụng các xâu khuyên sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và loét. Ngoài ra, việc xỏ lỗ ở lưỡi có thể dẫn đến nguy cơ vô tình xỏ phải một mạch máu lớn – tình trạng có thể gây ra chảy máu nghiêm trọng. Tóm lại, hãy thảo luận các nguy cơ về sức khỏe với nha sĩ trước khi xâu khuyên lưỡi.

5. Thói quen nghiến răng

Nghiến răng, hay thường nói là tình trạng hai hàm răng tự cọ xát nhau, có thể khiến răng bị mài mòn dần theo thời gian. Nó thường gây ra bởi tình trạng căng thẳng và thói quen xấu gây hư răng khi ngủ. Điều này làm cho thói nghiến răng thường khó kiểm soát.

Bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm cứng trong ngày có thể làm giảm đau và tổn thương do thói quen xấu gây hư răng này gây ra. Dùng khung bảo vệ hàm vào ban đêm có thể giúp bạn ngăn ngừa những thương tổn gây ra do vô tình nghiến răng trong khi ngủ.

6. Thuốc giảm ho

Hầu hết các loại thuốc giảm ho đều có đường. Vì vậy, sau khi làm dịu cổ họng của bạn với một viên thuốc, hãy chắc chắn bạn sẽ đánh răng thật kỹ.

Khi thuốc vào trong khoang miệng, dù là đường tiết ra từ thuốc ho hay kẹo cứng thì nó sẽ phản ứng với mảng bám dính mà phủ trên răng của bạn. Sau đó, vi khuẩn trong mảng bám sẽ chuyển hóa đường thành một loại axit ăn mòn men răng và bạn sẽ dễ dàng gặp nguy cơ bị sâu răng đấy.

7. Kẹo dẻo

Tất cả các chất tạo ngọt đã qua xử lý sẽ khiến răng dễ bị sâu, nhưng một số kẹo còn gây ra tình trạng khó chịu hơn. Kẹo dẻo sẽ dính vào răng, giữ lại đường và kết quả là tạo ra các axit tiếp xúc với men răng của bạn trong nhiều giờ liền.

Nếu thỉnh thoảng thèm ăn kẹo dẻo, hãy ăn một vài viên trong bữa ăn thay vì ăn riêng trong một bữa ăn vặt. Nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn trong suốt bữa ăn, giúp rửa trôi đi các chất tạo ngọt và axit.

8. Nước ngọt

Kẹo không phải là thủ phạm duy nhất khi nhắc đến bệnh sâu răng do đường. Nước ngọt và các loại nước soda có ga đều có thể chứa đến 11 muỗng cà phê đường. Trong sodda còn chứa axit photphoric và axit xitric – các axit sẽ ăn mòn men răng. Chế độ ăn kiêng chứa các thức uống nhẹ cho phép bạn bỏ qua đường, nhưng thậm chí chúng có thể có nhiều axit hơn ở dạng chất tạo ngọt nhân tạo.

9. Mở nắp hoặc miệng đồ vật bằng miệng

Mở nắp chai hoặc bao bì nhựa bằng răng có thể khá tiện lợi và nhanh chóng, tuy nhiên đây lại là một thói quen xấu gây hư răng mà các nha sĩ khuyên bạn nên từ bỏ.

Dùng răng như một dụng cụ để mở nắp chai có thể khiến răng bị nứt hoặc mẻ. Thay vào đó, hãy mang theo kéo bên người để cắt miệng bao hoặc mở nắp chai bằng tay. Tóm lại, răng của bạn chỉ nên được dùng với mục đích là nhai thức ăn.

10. Đồ uống thể thao

Chắc hẳn bạn đã biết rằng một thức uống thể thao lạnh sau một buổi tập luyện vất vả sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn trở lại. Tuy nhiên, những thức uống này thường có lượng đường cao.

Giống như soda hoặc kẹo, thức uống thể thao có đường sẽ gây ra hiện tượng axit tấn công men răng của bạn, do đó việc uống chúng thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng răng bị sâu. Cách tốt nhất để giữ nước cho cơ thể trong lúc tập thể dục là uống các thức uống không đường và không calo.

11. Nước ép hoa quả

Nước trái cây là nguồn giàu vitamin và chất chống oxy hóa, nhưng đáng tiếc là hầu hết các loại nước ép cũng đều chứa khá nhiều đường.

Một số loại nước trái cây có thể chứa lượng đường nhiều bằng soda trong mỗi khẩu phần. Ví dụ như trong nước ngọt cam chỉ chứa hơn 10g đường so với nước ép cam. Trái cây thì mang vị ngọt tự nhiên, vì vậy bạn hãy tìm uống loại nước trái cây mà không cho thêm đường. Bạn cũng có thể giảm lượng đường bằng cách pha loãng nước ép cùng với một ít nước.

12. Khoai tây chiên

Các vi khuẩn trong mảng bám cũng sẽ phân hủy các thực phẩm tinh bột thành axit. Axit này có thể tấn công răng ngay trong 20 phút tiếp theo, thậm chí còn lâu hơn nếu thực phẩm bị kẹt lại giữa răng hoặc nếu bạn là người thường ăn vặt. Bạn nên dùng chỉ nha khoa sau khi ăn khoai tây chiên hoặc các thực phẩm có nhiều tinh bột khác có khuynh hướng bị mắc kẹt trong răng.

13. Ăn vặt liên tục

Trong lúc ăn vặt, bạn có biết rằng lượng nước bọt miệng tiết ra sẽ ít hơn trong bữa ăn chính, dẫn đến sự lưu lại của các mảnh vụn thức ăn kẹt trong răng nhiều giờ đồng hồ. Ăn vặt liên tục cả ngày, đặc biệt là các loại thực phẩm và thức uống có đường, sẽ làm bạn có nguy cơ bị sâu răng cao hơn. Khi bạn ăn, các vi khuẩn gây sâu răng sẽ phân hủy các thức ăn thừa, tạo ra một loại axit tấn công lớp vỏ ngoài của răng bạn.

Để giữ răng chắc khỏe, bạn hãy tránh ăn vặt quá thường xuyên và nếu có, bạn nên ăn một số đồ ăn nhẹ có ít đường và tinh bột, ví dụ như cà rốt. Ăn các bữa ăn cân bằng để cảm thấy chắc bụng và no lâu hơn. Nếu bạn cần ăn một bữa ăn nhẹ, hãy chắc chắn rằng nó có chứa ít chất béo và đường.

14. Cắn bút chì

Bạn có bao giờ cắn đầu bút chì khi quá tập trung vào công việc hoặc học tập? Giống như nhai đá lạnh, thói quen này có thể gây ra hư tổn cho răng khiến răng bị nứt mẻ.

Kẹo cao su không đường sẽ là một lựa chọn tốt hơn khi bạn cảm thấy cần nhai thứ gì đó để tăng tập trung. Nó sẽ kích thích dòng nước bọt, có thể làm cho răng khỏe mạnh hơn và giúp bảo vệ chống lại các axit ăn mòn men răng.

15. Cắn móng tay

Thói quen xấu gây ảnh hưởng đến thần kinh này có thể khiến răng bị mẻ và ảnh hưởng đến hàm của bạn. Các chuyên gia cho biết: “Đặt hàm của bạn trong một thời gian dài ở vị trí nhô ra có thể gây ra sự gia tăng áp lực lên nó – tình trạng liên quan đến chứng rối loạn chức năng hàm”. Do đó, tốt nhất là bạn nên dần từ bỏ thói quen xấu gây hư răng là cắn móng tay nhé.

16. Uống cà phê

Màu sắc nâu sẫm và độ chua của cà phê có thể gây ra vết ố vàng cho răng theo thời gian. May mắn thay, đó là một trong những vết ố dễ dàng tẩy đi nhất nếu được điều trị với các phương pháp tẩy trắng răng khác nhau. Hãy trò chuyện với nha sĩ nếu bạn quan tâm đến vết ố vàng răng và muốn cải thiện nó.

17. Hút thuốc

Thuốc lá điếu, cũng như các sản phẩm thuốc lá khác, có thể làm răng bị ố vàng và khiến chúng dễ gãy do bệnh nướu răng gây ra. Thuốc lá cũng có thể gây ung thư miệng, môi và lưỡi. Hãy nghĩ đến việc bạn sở hữu một nụ cười trắng sáng hơn để lấy động lực bỏ thuốc lá nhé.

18. Uống rượu vang đỏ

Các axit trong rượu vang đỏ sẽ ăn mòn men răng, tạo ra các điểm gồ ghề khiến răng dễ bị nhuộm màu. Rượu vang đỏ cũng chứa một sắc tố gây sâu răng gọi là chromogen và tannin, giúp màu của các thức uống khác dễ dính vào răng. Sự kết hợp này làm cho màu đỏ của rượu vang dễ dàng lưu lại trong răng lâu hơn dù cho sau đó bạn đã uống hết rượu.

19. Uống rượu vang trắng

Bạn có thể nghĩ rằng rượu vang trắng sẽ làm sạch răng hơn, nhưng sự thật là axit trong rượu vẫn làm yếu men răng, khiến cho răng trở nên xốp và dễ bị nhuộm màu (như bị ố vàng) bởi các đồ uống khác như cà phê.

Súc miệng lại với nước sau khi uống một ly rượu hoặc sử dụng kem đánh răng với một chất tẩy trắng nhẹ có thể giúp chống lại tác dụng nhuộm của rượu vang đỏ và trắng.

Nếu muốn hàm răm của mình luôn chắc khỏe, bạn nên kiên trì gạt bỏ những thói quen xấu gây hư răng và chú ý vệ sinh răng miệng thật tốt.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bệnh lở miệng (giộp môi) và những điều cần biết
  • 7 cách chăm sóc răng miệng cho nụ cười tỏa nắng
  • Các biến chứng của liệu pháp rút tủy răng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!