Trẻ béo phì do đâu?

Dinh dưỡng cho Trẻ - 11/24/2024

Béo phì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu các nguyên nhân và cách phòng nguy cơ béo phì cho trẻ nhé!

Ngày nay, rất nhiều trẻ em mắc phải tình trạng béo phì. Nhiều bậc cha mẹ có thể cảm thấy  hài lòng khi thấy con mình mũm mĩm, nhưng thật ra, béo phì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đáng lo ngại khi bé lớn lên. Đâu là nguyên nhân gây béo phì và làm thế nào để phòng ngừa tình trạng béo phì?

Nguyên nhân gây ra béo phì ở trẻ em

Trẻ em có thể bị thừa cân vì nhiều lý do, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do yếu tố di truyền, thiếu hoạt động thể dục thể thao, chế độ ăn uống không lành mạnh, hoặc có thể là sự kết hợp các yếu tố trên. Trong trường hợp hiếm hoi, nếu mắc phải các chứng rối loạn như rối loạn nội tiết, bé cũng có thể bị thừa cân. Các bác sĩ có thể xem xét thể chất của bé và thực hiện một số xét nghiệm máu, nếu cần thiết, để làm rõ nguyên nhân thừa cân ở bé.

Các yếu tố di truyền

Trẻ em có cha mẹ, anh chị em bị thừa cân sẽ có nguy cơ béo phì rất cao. Mặc dù tiền sử gia đình có thể đóng vai trò quan trọng, không phải tất cả các bé có bố mẹ béo phì đều bị tình trạng này. Yếu tố di truyền đóng vai trò lớn trong việc tăng khả năng thừa cân của bé. Tuy nhiên, ngoài ra, các thói quen sinh hoạt trong gia đình như ăn uống và hoạt động thể dục thể thao cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến trọng lượng cơ thể bé.

Phong cách sống

Chế độ ăn uống cùng mức độ hoạt động thể dục thể thao đóng vai trò quan trọng trong cân nặng của trẻ. Truyền hình, máy tính và trò chơi điện tử ngày càng phổ biến cũng góp phần tạo nên lối sống của bé. Các bé trung bình dành khoảng 24 giờ mỗi tuần để xem tv trong khi khoảng thời gian đó có thể được tận dụng và thực hiện một số hoạt động thể dục thể thao.

Nếu bạn nghĩ rằng bé đang bị thừa cân, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ là người thích hợp nhất xác định các vấn đề cân nặng của bé. Bác sĩ sẽ đo cân nặng và chiều cao để xác định trọng lượng của bé có trong phạm vi cho phép hay không. Bác sĩ cũng sẽ xem xét độ tuổi và sự phát triển để xác định liệu bé có đạt cân nặng phù hợp hay không. Đánh giá thừa cân ở trẻ em khá khó khăn bởi đây là đối tượng phát triển mạnh mẽ không thể đoán trước. Ví dụ, việc các bé trai để có sự bứt phá tăng trưởng về trọng lượng và chiều cao là hoàn toàn bình thường. Vậy nên tốt nhất hãy để bác sĩ đánh giá xem con của bạn có trọng lượng khỏe mạnh hay không. Nếu bác sĩ cho rằng bé đang bị thừa cân, bạn phải thay đổi thói quen ăn uống và hoạt động thể dục thể thao của bé và của cả gia đình bạn.

Cách phòng ngừa béo phì ở trẻ em

Bạn có thể phòng ngừa béo phì ở trẻ bằng cách cho bé duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao hàng ngày. Bữa ăn chính và ăn nhẹ lành mạnh sẽ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể bé và đồng thời tạo dựng cho bé thái độ và thói quen ăn uống hợp lý.

Tăng cường luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp bé giảm nguy cơ mắc bệnh và kiểm soát cân nặng. Giáo dục dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức về chế độ dinh dưỡng như thế nào là tốt cho sức khỏe và giúp bé tạo dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho cuộc sống.

Trẻ em cần được khuyến khích áp dụng các hành vi ăn uống lành mạnh và hoạt động thể dục thể thao như:

Chú trọng làm sao để có sức khỏe tốt chứ không chọn một mốc trọng lượng làm mục tiêu

Bạn hãy dạy cho bé biết cách tạo dựng một chế độ ăn uống để có cơ thể khỏe mạnh và thái độ tích cực đối với các loại thực phẩm và hoạt động thể dục thể thao mà không quá chú trọng đến cân nặng của cơ thể.

Chú trọng chăm sóc gia đình

Đừng cô lập những trẻ thừa cân ra khỏi gia đình. Bạn có thể kêu gọi cả gia đình cùng nhau dần thay đổi thói quen ăn uống và thói quen luyện tập thể dục thể thao.

Lên kế hoạch cho giờ ăn chính và ăn nhẹ, và ăn uống cùng bé càng thường xuyên càng tốt

Bạn nên xác định những loại thực phẩm nên cho bé ăn và nên cho ăn vào khi nào. Tốt hơn hết bạn nên hướng dẫn và để bé chủ động quyết định có ăn hay không và sẽ ăn bao nhiêu.

Hạn chế việc bé vừa xem ti vi vừa ăn

Vừa ăn vừa xem TV sẽ cản trở khả năng cảm nhận cảm giác no và có thể dẫn đến ăn quá nhiều.

Hạn chế mua thức ăn có lượng calo cao, dinh dưỡng thấp

hãy giúp bé hiểu rằng đồ ngọt và các món chứa nhiều chất béo (như kẹo, bánh quy, hoặc bánh) không phải là thứ nên ăn hàng ngày. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn có thể cho bé ăn như một phần thưởng khích lệ khi bé ăn các món ăn lành mạnh.

Để trẻ tham gia vào việc lên kế hoạch, mua sắm và chuẩn bị các bữa ăn

Sử dụng các hoạt động này giúp bạn tìm hiểu sở thích của bé, đồng thời dạy bé về dinh dưỡng và khuyến khích bé ăn thử nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Tự tay làm hầu hết các món ăn nhẹ

Bạn hãy lên kế hoạch làm các món ăn nhẹ lành mạnh vào những thời điểm cụ thể. Hãy gộp hai nhóm thực phẩm vào món ăn nhẹ, ví dụ như kết hợp táo và bánh quy làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, bạn cần tập trung vào hàm lượng dinh dưỡng của món ăn: hãy kết hợp trái cây, rau, ngũ cốc, ngũ cốc đường thấp, sản phẩm sữa ít chất béo với thịt nạc và các loại thực phẩm thay thế thịt. Bạn nên tránh cho bé uống quá nhiều nước ép trái cây. Trong nước ép trái cây có chứa nhiều calo nhưng ít chất dinh dưỡng, bạn chỉ nên cho bé uống 120 tới 240 ml nước ép mỗi ngày.

Khuyến khích hoạt động thể dục thể thao

Bạn nên cùng bé tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao với gia đình thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ, đi xe đạp và chơi các  trò chơi vận động. Hãy giúp bé tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao một cách có tổ chức. Ngoài ra, bạn nên tạo cho bé một sân chơi an toàn và dễ tìm đến để bé có thể vận động và chơi đùa thoải mái.

Giới hạn số lượng thời gian trẻ em xem truyền hình, chơi trò chơi điện tử và làm việc trên máy tính chỉ 1 – 2 giờ mỗi ngày. Trẻ em dành trung bình khoảng 24 giờ mỗi tuần để xem truyền hình, vậy nên hãy giảm các hoạt động thụ động và giúp bé tăng cường các hoạt động thể dục thể thao.

Bạn có thể tham khảo thêm về vấn đề này qua các bài viết:

  • Nên cho con ăn ít hay nhiều chất béo?
  • Thực phẩm nào thường chứa chất béo chuyển hóa?
  • Chất béo có thực sự gây hại cho bé?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!