Trẻ bị bệnh chân tay miệng bôi thuốc gì?

Kiến Thức Y Học - 04/25/2024

Chân tay miệng thường là một trong những nỗi lo của các bậc cha mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi. Khi trẻ bị chân tay miệng, việc chăm sóc bé đúng cách sẽ giúp bệnh của bé mau hồi phục hơn. Cũng vì thế mà khá nhiều bà mẹ thắc mắc rằng “Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?” Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm được loại thuốc phù hợp cũng như có cách chăm sóc trẻ tốt nhất.

Chân tay miệng thường là một trong những nỗi lo của các bậc cha mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi. Khi trẻ bị chân tay miệng, việc chăm sóc bé đúng cách sẽ giúp bệnh của bé mau hồi phục hơn. Cũng vì thế mà khá nhiều bà mẹ thắc mắc rằng “Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?” Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm được loại thuốc phù hợp cũng như có cách chăm sóc trẻ tốt nhất.

Trẻ bị bệnh chân tay miệng bôi thuốc gì?

1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Tác nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ thường gặp là 2 loại virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Virus này lây lan rất nhanh qua đường miệng, qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước từ trẻ bệnh sang trẻ lành.

Trẻ em với hệ miễn dịch còn yếu nên virus dễ xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triễn rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

Bệnh dễ lây lan nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh. Ngoài ra, bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu.

Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi... Để đề phòng các biến chứng nguy hiểm này, cha mẹ và gia đình cần theo dõi sát trẻ, phát hiện sớm các biểu hiện diễn biến xấu như: sốt cao, thở bất thường, kích thích hoặc li bì, bỏ bú, nôn trớ, co giật...

Trẻ bị bệnh chân tay miệng bôi thuốc gì?

2. Bệnh tay chân miệng nguy hiểm như thế nào?

Tay chân miệng là căn bệnh dễ tái đi tái lại và chưa có thuốc đặc trị bởi nguyên nhân gây bệnh là do virus với 16 chủng khác nhau. Trong 10 năm trở lại đây, bệnh tay chân miệng bùng phát, lây lan thành dịch bệnh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trẻ bị tay chân miệng có thể bị biến chứng sang viêm màng não virus. Biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bệnh bại liệt như tê liệt hoặc viêm não, thậm chí có thể gây tử vong. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị biến chứng nặng như tử vong rất ít, chỉ cần bố mẹ có kiến thức về căn bệnh này thì việc phòng cũng như điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ không có gì là khó khăn cả.

3. Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?

Bệnh chân tay miệng có thể biến mất sau khoảng 7 đến 10 ngày và không có loại thuốc đặc trị hay vắc-xin phòng bệnh. Mẹ chỉ có thể làm dịu các triệu chứng của bệnh bằng nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc giảm đau dành riêng cho trẻ, hạ nhiệt, làm dịu cổ họng bằng nước hoa quả, sữa chua và dùng các loại thuốc bôi giúp bé đỡ ngứa theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.

Các mẹ lưu ý, dù cho trẻ đang ở thể nhẹ hoặc thể nặng của bệnh tay chân miệng, thì cũng không được phép tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có ý kiến của bác sĩ để bôi cho trẻ. Việc bôi các loại thuốc sẽ khiến cho các biểu hiện của bệnh tạm thời bị lu mờ, các vết loét có thể bị tổn thương nặng hơn và khó điều trị hơn.

Trẻ bị bệnh chân tay miệng bôi thuốc gì?

Khi trẻ bị tay chân miệng sử dụng các loại thuốc dưới đây để làm dịu các triệu chứng:

- Hạ nhiệt: Khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên cần cho trẻ dùng ngay thuốc hạ nhiệt acetaminophen (paracetamol).

- Bổ sung đủ nước: Cho trẻ uống dung dịch điện giải (oresol; hydrit).

- Khi trẻ có sốt và loét miệng cần bổ sung vitamin C, kẽm...

- Điều trị loét miệng họng: Dùng dung dịch glycerin borat lau sạch miệng trước và sau ăn. Gel rơ miệng (kamistad; zyttee...) có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.

Sau hơn 10 ngày, nếu bệnh của bé vẫn chưa đỡ hơn, các bậc phụ huynh nên đưa con đi khám bác sĩ lại để xem bé có bị biến chứng không.

3. Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào?

Cách ly trẻ

Bệnh chân tay miệng rất dễ lây lan vì vậy khi bé mắc bệnh, cha mẹ cần sớm cách ly con với người xung quanh. Nếu bé đang đi học thì hãy xin phép thầy cô để nghỉ ở nhà cho đến khi khỏe hẳn. Khi ở nhà bé nên ở trong phòng riêng, môi trường vệ sinh sạch sẽ và chế độ chăm sóc phù hợp sẽ giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Không cho con ăn thức ăn đặc, cay, nóng

Bé ăn đồ ăn đặc hoặc cay, nóng sẽ khiến miệng con bị đau đớn, khó chịu. Các loại thực phẩm chua nhiều axit như cam, chanh cũng nên hạn chế. Bởi vì khi bị đau sẽ gây ra tâm lý sợ hãi, bỏ ăn khiến sức khỏe suy giảm. Mẹ hãy nấu mềm thức ăn và để nguội cho bé ăn. Đồng thời cho con uống thêm khoáng chất và vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ bị bệnh chân tay miệng bôi thuốc gì?

Không cần kiêng nước

Khi bé mắc bệnh, ba mẹ vẫn tắm gội cho bé bình thường bằng nước ấm. Nhẹ nhàng lau rửa cho con để không làm vỡ các bọng nước. Việc tắm gội sạch sẽ hạn chế vi khuẩn giúp bé mau lành bệnh. Phòng tắm nên kín và được vệ sinh sạch sẽ.

Không dùng chung đồ chơi

Cha mẹ tuyệt đối không chia sẻ đồ chơi của con với các bé khác để phòng tránh lây lan bệnh. Khi bé bị tay chân miệng mẹ cũng không nên cho bé ngậm hoặc cắn đồ chơi. Các đồ dùng của bé phải thường xuyên được khử trùng và vệ sinh.

Với những thông tin trả lời cho câu hỏi Bệnh chân tay miệng bôi thuốc gìtrên đây, hi vọng cha mẹ đã có được những thông tin cần thiết để điều trị bệnh cho trẻ. Sau hơn 10 ngày, nếu bệnh của bé vẫn chưa đỡ, các bậc phụ huynh nên đưa con đi khám bác sĩ lại để xem bé có bị biến chứng không.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!