Trẻ bị bệnh sởi có tái phát lại không?

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Thực tế, nhiều người đến nay chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức liên quan đến bệnh sởi. Chính vì thế, họ thường đặt ra câu hỏi “Bệnh sởi có tái phát lại không?”. Để giúp tất cả mọi người hiểu rõ hơn về bệnh sởi, mời bạn đọc tìm hiểu bài viết sau đây của Lily & WeCare.

Thực tế, nhiều người đến nay chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức liên quan đến bệnh sởi. Chính vì thế, họ thường đặt ra câu hỏi “Bệnh sởi có tái phát lại không?”. Để giúp tất cả mọi người hiểu rõ hơn về bệnh sởi, mời bạn đọc tìm hiểu bài viết sau đây của Lily & WeCare.

Trẻ bị bệnh sởi có tái phát lại không?

Triệu chứng bệnh sởi

Khi mắc sởi, người bệnh có thời gian ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày sau đó mới phát tán thành các biểu hiện bệnh. Những dấu hiệu bệnh sởitiêu biểu:

Mắt đỏ dấu hiệu của viêm võng mạc, không chịu được ánh sáng, sốt nhẹ ho khan, ho không có đờm kéo dài liên tục, chảy nước mũi... Bên trong miệng, gần gò má sẽ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên là các nốt sần trắng xanh.

  • Đến giai đoạn phát ban khi bệnh đã bắt đầu lan nhanh ra bên ngoài bằng những mảng ban to nổi cộm lên bề mặt da ở vùng mặt, cổ cánh tay, đùi và lan dần xuống chân cho đến hết.

Trẻ bị bệnh sởi có tái phát lại không?

  • Trong giai đoạn phát ban những vết ban lan rất nhanh kèm theo các triệu chứng sốt cao có khi lên đến 104 độ F. Bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt mỏi

Đó là những dấu hiệu bệnh sởi thông thường nhất có thể thấy, tuy nhiênbệnh sởi còn có những biến chứng nguy hiểm như gây ra các bệnh: viêm não, viêm giác mạc, tiêu chảy, viêm phế quản, tai mũi họng...

Cách điều trị bệnh sởi

Để bệnh sởi không còn là nỗi lo cho những bậc phụ huynh và cho toàn xã hội, các bạn nên có sự chuẩn bị tốt nhất.

  • Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh nên đưa bé đi tiêm vắc - xin phòng bệnh sởi sớm nhất. Sau khi bé được một tuổi cần cho bé đi tiêm hai mũi vắc - xin phòng sởi. Mũi đầu khi bé 12 - 15 tháng và mũi sau khi bé từ 4 - 6 tuổi. Tuy nhiên có thể tiêm liều 2 sớm hơn nhưng cách liều 1 ít nhất bốn tuần. Lý do cần thiết phải tiêm liều thứ 2 là do có khoảng 2 - 5% số bé được tiêm sẽ không tạo ra kháng thể chống sởi sau liều đầu. Liều 2 để giúp những bé này tăng kháng thể chống sởi.
  • Khi bé chưa tới tuổi được tiêm vắc - xin, cho bé sử dụng sữa mẹ càng nhiều càng tốt. Trong sữa mẹ có kháng thể chống bệnh sởi. Tuy kháng thể này là kháng thể thụ động, không mạnh như kháng thể tạo ra khi bé được tiêm vắc - xin nhưng nếu được bú sữa mẹ liên tục, lượng kháng thể này cũng có thể giúp bé chống lại bệnh sởi hoặc làm nhẹ bệnh nếu bị mắc phải.
  • Vệ sinh thường xuyên, nhất là vệ sinh răng miệng, đường hô hấp, giữ cho chính bản thân chúng ta luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh sởi.
  • Tăng cường bổ sung vitamin, rau quả xanh tăng sức đề kháng cho mọi người trong gia đình, nhất là trẻ nhỏ.
  • Khi nghi ngờ những biểu hiện mắc bệnh sởi phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chuẩn đoán và điều trị.

Để hạn chế được những biến chứng vô cùng nguy hiểm của căn bệnh sởi, cha mẹ nên đưa con em mình đi khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh.

Trẻ bị bệnh sởi có tái phát lại không?

Bệnh sởi có bị tái phát lại không?

Theo ThS. Trần Đắc Tiến - Khoa Truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Nam: "Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra khi mắc bệnh sởivà khỏi thì bệnh có miễn dịch bền vững nên khi bị mắc sởi thì sẽ không bị mắc lại."

Cách chăm sóc trẻ bị sởi

  • Thường xuyên rửa mặt, lau miệng, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh, lau người hàng ngày bằng khăn sạch, mềm.
  • Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa.
  • Không nên cho trẻ sử dụng các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cá hoa vàng, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng như chấu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải...
  • Trong giai đoạn bị bệnh sởi, nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hoa quả. Cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào... sẽ cung cấp năng lượng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Trẻ bị bệnh sởi có tái phát lại không?

  • Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6 -8 cốc nước/ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Không nên cho bé uống các loại nước kích thích, có ga.
  • Nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày.

Ngân Trần

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!