Trẻ bị còi xương có tăng chiều cao không?

Chăm Sóc Bé - 05/17/2024

Còi xương là một dạng bệnh lý ở trẻ nhỏ, nếu như cha mẹ không phát hiện kịp thời và có những phương pháp chăm sóc bé khoa học thì sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của bé trong giai đoạn tăng trưởng. Do vậy, để phát hiện và ngăn chặn kịp thời khi trẻ bị còi xương, cha mẹ cần phải có những lưu ý sau.

Còi xương là một dạng bệnh lý ở trẻ nhỏ, nếu như cha mẹ không phát hiện kịp thời và có những phương pháp chăm sóc bé khoa học thì sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của bé trong giai đoạn tăng trưởng. Do vậy, để phát hiện và ngăn chặn kịp thời khi trẻ bị còi xương, cha mẹ cần phải có những lưu ý sau.

1. Trẻ bị còi xương có tăng chiều cao không?

Chiêu cao không phát triển hoặc phát triển ít là một dấu hiệu cho thấy bé đã bị mắc bệnh còi xương. Hầu hết những trẻ bị còi xương thường gầy yếu và thấp bé hơn so với những đứa trẻ khác. Do vậy, nếu mẹ không phát hiện kịp thời chứng còi xương ở trẻ, vào giai đoạn phát triển nhất của bé (giai đoạn mà bé sẽ cao vọt lên), bé sẽ không phát triển chiều cao được như các bạn cùng trang lứa, mà kết quả là bé sẽ bị thấp, lùn so với mặt bằng chung.

Trẻ bị còi xương có tăng chiều cao không?

2. Dấu hiệu trẻ bị bệnh còi xương

Đây là những biểu hiện chứng tỏ trẻ bị còi xương mà cha mẹ cần hết sức chú ý:

- Chiều cao tăng chậm hoặc không tăng trong một thời gian dài.

- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi có vòng đầu phát triển hơn vòng ngực khá nhiều.

- Trán của trẻ thường bị rô ra nhiều.

- Lồng ngực có rãnh, ngực gầy, nhìn kĩ thấy có các sụn nổi cục lên đầu các xương sườn.

- Cẳng chân phình to ra do sụn đầu xương ống khá phát triển.

- Trẻ sau 1 tuổi, chân đi vòng kiềng, chân đi chữ bát, đây là một trong những dấu hiệu dễ dàng phát hiện nhất ở những trẻ bị còi xương.

- Trẻ bị thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bé bị còi xương, nguyên nhân ở đây là do xương kém phát triển nên tủy xương cũng bị chậm trễ trong việc tạo máu.

- Cơ bắp thường bị nhão, thành bụng yếu nên khi ấn tay nhẹ vào hay bị ỏng.

- Nhiều trẻ còn hay bị co giật do hạ canxi trong huyết gây nên.

Trẻ bị còi xương có tăng chiều cao không?

3. Biện pháp giúp trẻ phát triển chiều cao hiệu quả

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bé. Thông thường, mỗi bé cần được ngủ 10 - 12 tiếng mỗi đêm, đây chính là lúc cơ thể của bé phát triển một cách tối đa nhất. Để giúp bé phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ còi xương, hãy cho bé đi ngủ đúng giờ, tạo cho con cảm giác ngủ sâu vào ban đêm sẽ góp phần giúp bé tăng trưởng chiều cao một cách tối ưu.

Cung cấp thực phẩm giàu protein

Protein và canxi là 2 chất dinh dưỡng có tác dụng tăng chiều cao cho bé. Đối với những bé mà được duy trì chế độ ăn có nhiều protein và canxi thì cơ thể sẽ được phát triển chiều cao hơn là những bé không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất trên.

Các loại thực phẩm giàu canxi và protein mà mẹ có thể cho bé ăn đó là thịt nạc, trứng, hải sản...

Bổ sung sản phẩm tăng chiều cao cho bé

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp bé tăng chiều cao. Mẹ nên nghiên cứu kỹ đồng thời hỏi ý kiến bác sỹ về sản phẩm phù hợp nhất cho bé.

Trẻ bị còi xương có tăng chiều cao không?

Tắm nắng thường xuyên

Việc cho trẻ được tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng sớm sẽ giúp cơ thể của bé được tổng hợp lượng Vitamin D cần thiết cho hệ cơ, xương phát triển

Tập thể dục đều đặn

Các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể bé sẽ không được vận chuyển đúng chỗ nếu như bé không được vận động thường xuyên. Để giúp bé phát triển chiều cao, mẹ nên cho bé luyện tập các môn thể dục thể thao đạp xe, chạy bộ hoặc bóng rổ, bơi lội...

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!