Trẻ bị nổi hạch cổ là một tình trạng nhiễm trùng của các hạch lympho ở vùng cổ. Bệnh xuất hiện các khối sưng, đau, cứng ở vùng cổ và đôi khi kèm sốt. Cha mẹ nên theo dõi các triệu chứng và đưa trẻ đi khám kịp thời.
Trẻ bị nổi hạch cổ là gì?
Trẻ bị nổi hạch cổ là do bị sưng thanh quản hoặc khí quản. Hạch có thể là kết quả của việc trẻ bị dị ứng khi hít vào chất kích thích hoặc vi khuẩn, nhưng thường thì virus mới là nguyên nhân chính gây nổi hạch ở trẻ em.
Thủ phạm gây nổi hạch thường là siêu vi khuẩn parainfluenza. Các loại virus khác như virus hợp bào hô hấp RSV, virus cúm hay sởi cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây nổi hạch ở cổ.
Trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi là đối tượng phổ biến nhất thường bị nổi hạch. Hạch thường nổi vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 3 – thời gian mà các virus hoạt động mạnh mẽ do khí hậu thất thường. Ngày nay, do được tiêm phòng đầy đủ, hầu hết các trường hợp trẻ bị nổi hạch ở cổ là không nguy hiểm, nhưng một số trường hợp trẻ có thể phải nằm viện để điều trị.
Triệu chứng trẻ nổi hạch cổ
Bởi vì vết sưng xảy ra ở thanh quản hoặc khí quản, nên hạch sẽ gây ảnh hưởng đến âm thanh trẻ phát ra bao gồm cả tiếng ho. Nếu con bạn bị ho khan, ho sâu, tiếng ho nghe giống như tiếng kêu của hải cẩu thì có khả năng cao là trẻ bị nổi hạch ở cổ.
Tiếng ho dạng này khá rõ nét và khác biệt, các bác sĩ có thể chỉ cần nghe tiếng ho qua điện thoại cũng có thể xác định trẻ có bị nổi hạch ở cổ hay không. Bé của bạn cũng có thể bị sốt nhẹ. Hạch thường xuất hiện sau khoảng vài ngày kể từ khi có các triệu chứng giống như bệnh cảm lạnh.
Khi hạch đã nổi, trẻ có thể cảm thấy khó thở, thở rít, âm thanh của trẻ có xu hướng the thé bao gồm cả tiếng ngáy khi ngủ. Các triệu chứng mạnh mẽ nhất trong 2 – 3 đêm đầu tiên, sau đó giảm dần và biến mất khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn.
Trẻ bị nổi hạch cổ có nguy hiểm không?
Trẻ nổi hạch nguy hiểm khi nó xuất hiện do sởi hay bệnh bạch hầu. Nhưng ngày nay, hầu hết trẻ em đều được tiêm phòng các căn bệnh này nên hạch nổi ở cổ thường không còn nguy hiểm.
Hạch sẽ biến mất trong 1 tuần hoặc nhiều hơn, tuy nhiên, trong một số trường hợp, hạch xuất hiện ở thanh quản với kích thước lớn. Nó có thể khiến trẻ cảm thấy khó thở nghiêm trọng.
Chăm sóc và điều trị trẻ bị nổi hạch cổ
Nếu đây là lần đầu tiên trẻ bị nổi hạch ở cổ và bác sĩ xác định nó là vấn đề nhẹ. Bạn có thể tự chăm sóc bé tại nhà. Không khí ẩm và lạnh có thể giúp giảm sưng đường hô hấp, do đó nó cũng giúp các triệu chứng đi kèm nổi hạch trở nên dễ chịu hơn.
Nếu hạch sưng nhỏ đi kèm với cảm lạnh, viêm họng, viêm tai hay viêm nhiễm nhẹ, các hạch không có dấu hiệu đỏ đau không cần điều trị cụ thể. Bạn có thể tiếp tục theo dõi tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bé đang bú mẹ, tăng cữ bú và lượng sữa mỗi lần bú. Áp dụng tương tự nếu trẻ đang dùng sữa công thức.
Kháng sinh đường uống có thể dùng để điều trị bệnh nhiễm vi khuẩn. Nếu trẻ có sốt hoặc sưng đau nhiều ngay vị trí hạch viêm, có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau hạ sốt Acetaminophen, với liều 10 – 15 mg cho mỗi kilogram cân nặng. Tuy nhiên, trẻ cần uống thuốc theo toa bác sĩ chỉ định và tiếp tục uống cho đủ liều ngay cả khi triệu chứng bệnh có giảm bớt hoặc hết triệu chứng.
Thời gian này, bạn nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt. Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp chất bổ dưỡng chủ yếu là chất đạm (thịt, cá, tôm cua, đậu đỗ), các vitamin và chất khoáng có nhiều trong hoa quả, rau xanh.
Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát kích thước hạch. Ba mẹ có thể dùng bút vẽ lại đường kính của hạch và so sánh với những lần sau xem hạch có tăng kích thước hay không. Khi bệnh đã hết nhưng hạch chưa nhỏ lại. Với những hạch này thì bạn không phải lo lắng và không cần điều trị hạch cũng tự mất đi.
Tái khám theo hẹn của bác sĩ điều trị.
Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ khi trẻ có những dấu hiệu sau:
Trẻ sốt trên 39 độ C mà không tìm thấy nguyên nhân khác
Hạch sưng to, có màu đỏ, sờ thấy rất chắc và đau
Hạch vẫn tăng kích thước sau 48 giờ được điều trị kháng sinh
Da có những vết thương bị chảy máu, bị sưng và đau
Hạch bị mềm ở trung tâm
Trẻ bị nổi hạch cổ tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của trẻ. Nên điều trị kịp thời để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!