Bệnh thủy đậu là một căn bệnh lành tính, dễ chữa trị và không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh – kể cả đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc kiêng nước, kiêng gió khi phát hiện trẻ bị thủy đậu là việc làm vẫn còn gây nhiều tranh cãi hiện nay. Vậy thực hư ra sao? Làm thế nào cho đúng? Và riêng với vấn đề kiêng nước,trẻ bị thủy đậu có được tắm không? Hãy cùngLily & WeCaređi tìm hiểu vấn đề này một cách rõ ràng nhất qua bài viết dưới đây.
Những hiểu lầm cơ bản khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu
Khi thấy con bị thủy đậu, nhiều gia đình hay xử lý theo phương pháp dân gian mà không chú ý tới làm thế nào là đúng, làm thế nào là tốt cho con. Điển hình là những việc làm dưới đây – là những lỗi phổ biến khi các bậc cha mẹ chăm sóc con mình khi bị thủy đậu:
1. Kiêng tắm
Theo Phó giáo sư Bùi Đức Huy - Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương (Hà Nội) cho biết:
“Nhiều cha mẹ khi thấy bé bị thuỷ đậu thì liền đem luôn công thức kiêng nước, kiêng gió áp dụng cho trẻ. Nhiều bậc cha mẹ còn không cho trẻ tắm, không lau rửa cơ thể cho trẻ. Đây thực sự là một việc làm phản khoa học, đã có nhiều trẻ khi đem đến viện đã bị biến chứng thành viêm da bội nhiễm, một số trường hợp nặng hơn là bị nhiễm trùng huyết – tất cả là vì không tắm cho trẻ.”
2. Bôi xanh methylen bừa bãi
Cũng theo PGS.Bùi Đức Huy:
“Thấy con trẻ bị mắc thủy đậu, ngay lập tức là các bậc cha mẽ nghĩ ngay đến việc bôi xanh methylen chi chít lên người cho con và đặc biệt là vào các nốt phỏng. Tuy nhiên việc làm không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả nếu như dùng sai cách. Nếu các nốt phỏng chưa bị vỡ thì việc bôi xanh methylen là vô tác dụng. Chỉ khi nốt phỏng bị vỡ ra thì lúc này mới cần chấm trực tiếp thuốc xanh methylen vào nốt vỡ, công dụng của thuốc là sát khuẩn, làm se nốt và ngằn ngừa biến chứng bội nhiễm.”
3. Tắm lá
Các bậc cha mẹ khi thấy con bị thủy đâu cũng hay đi mua các loại lá về để tắm cho trẻ. Tuy nhiên, da trẻ nhỏ khác với da của người trưởng thành với sức chống chịu kém, dễ bị tổn thương và hay bị dị ứng. Vì vậy mà thực tế, cha mẹ không nên tắm lá (mọi loại lá như lá đa, lá trẻ, là trầu không, lá trà – chè xanh...) cho trẻ khi thấy trẻ bị thủy đậu để tránh là tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng cho da bé.
4. Không cách ly trẻ
Các bậc cha mẹ phải luôn nhớ bệnh thủy đậu là loại bệnh có sức lây lan rất nhanh và có khả năng bùng phát thành dịch rất cao. Virus thủy đậu có khả năng lây nhiễm qua đường nước bọt khi người bệnh hắt hơi, sổ mũi, ho, nói chuyện... Vì vậy mà nếu trẻ bị bệnh thủy đậu, bố mẹ cần cách ly trẻ với nhà trẻ, trường học... để tránh lây lan bệnh trên diện rộng.
Tầm quan trọng của việc vệ sinh cơ thể trẻ khi trẻ bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu cũng có thể được coi là một căn bệnh ngoài da nhưng lành tính, tự khỏi và thường kéo dài chỉ trong khoảng 15 ngày. Nếu như người bệnh được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ mau chóng biến mất. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều gia đình đã không biết chăm sóc trẻ đúng cách khiến trẻ bị nhiễm khuẩn huyết, co giật, viêm màng não... chỉ vì không cho trẻ tắm rửa – tức kiêng nước.
Một trong nguyên tắc quan trọng trong việc điều trị bệnh thủy đậu đó là tránh gây nhiễm trùng da nên việc bảo vệ da rất quan trọng. Kiêng tắm cho trẻ là hành động rất nguy hiểm và có khi còn gây thêm sự bất lợi trong việc chữa trị bệnh cho bệnh nhân.
Nhiều trẻ được đến viện, khi bác sĩ vén áo lên thăm khám thì thấy chi chít các vết xanh methylen, các mốt mụn thì bị vỡ ra và loang lổ hết cả một vùng da của bé vì bé phải mặc nhiều quần áo quá và lâu rồi không tắm. Đây thực sự là việc làm phản khoa học.
Việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể trẻ là rất cần thiết. Vì thế, trẻ cần được tắm ngay cả khi bị thủy đậu chú không phải là kiêng tắm, kiêng nước. Tuy nhiên, về việc tắm cho trẻ thì các ông bố bà mẹ cần làm nhanh – gọn – nhẹ và dịu dàng hết sức để tránh bé bị trầy xước da. Đồng thời hãy tắm cho trẻ trong phòng kín gió, tắm bằng nước ấm sạch và có thể cho thêm chút muối. Đây chính là điều cần làm và là câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc “Trẻ bị thủy đậu có được tắm không?” mà mọi ông bố bà mẹ cần ghi nhớ.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu, cha mẹ cần vệ sinh cho bé thêm bằng cách như cắt móng tay và móng chân cho bé. Đặc biệt phải giữ tay bé để không cho trẻ gãi, cào, bấm... lên vùng da bị ngứa để tránh nhiễm trùng da và lây lan sang các vùng khác. Nhớ cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và rộng rãi.
Vào buổi tối, cha mẹ có thể cho bé uống một ít thuốc an thần để bé dễ ngủ, ngủ ngon không quấy khóc. Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị mắc bệnh thủy đậu
- Bệnh thường chỉ diễn ra trong khoảng từ 7 - 10 ngày, và nếu không có bất cứ biến chứng nào xảy ra ở trẻ thì bệnh có thể tự khỏi.
- Cho bé dùng thuốc hạ nhiệt khi trẻ bị sốt, luôn đảm bảo cho trẻ có một chế độ ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, nhờ đó chống chọi với bệnh khác và các biến chứng của bệnh thủy đậu.
- Chia 3 bữa ăn chính trong ngày của trẻ ra làm ăn nhiều bữa, thức ăn chủ yếu là đồ lỏng để co trẻ dễ tiếp thu và tiêu hóa.
- Nếu bắt buộc phải hạ sốt cho trẻ thì chỉ nên dùng paracetamol và tuyệt đối không dùng aspirin.
- Nếu thấy trên da trẻ có mọc các nốt phỏng màu đục thì khả năng cao trẻ đang bị bội nhiễm, đồng thời nếu trẻ ho, nôn trớ, người lờ đời chậm chạp... thì gia đình cần đưa trẻ ngay tới trung tâm y tế gần nhất để chữa trị kịp thời, đề phòng các biến chứng như viêm da, viêm phổi, viêm não, màng não.
- Tiêm phòng vắc-xin thủy đậu là biện pháp hiệu quả và hữu hiệu nhất để phòng bệnh.
Với thắc mắc "Trẻ bị thủy đậu có được tắm không?”, chắc chắn qua bài viết này thì các bạn đã biết được rằng khi trẻ bị thủy đậu rất cần được tắm rửa vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ. Điều này sẽ giúp bệnh mau khỏi hơn và tránh được các biến chứng khó lường. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!