Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, ở Việt Nam mỗi năm có khoảng trên 4.500 trẻ dưới 5 tuổi tử vong do viêm phổi.(*) Vậy cách điều trị và trẻ bị viêm phổiuống thuốc gì thì hiệu quả? Cùng Lily & WeCare đi tìm đáp án cho câu hỏi này nhé.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi ở trẻ
- Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi trẻ em:
- Vi khuẩn: H.influenza, S.pneumonia...
- Virus: virus hợp bào hô hấp (RSV), virut cúm A, B...
- Do ký sinh trùng hay nấm như Candida, Toxoplasma...
- Hiện tượng thở nhanh có giá trị chẩn đoán viêm phổi cao nhất. Đó cũng là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán sớm vì có độ nhạy và độ đặc hiệu cao so với các trường hợp chẩn đoán bằng Xquang.
Nhịp thở nhanh tùy theo từng độ tuổi quy định như sau: trẻ dưới 2 tháng tuổi: nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên; trẻ 2 - 12 tháng: nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên; trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi: nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên.
Dấu hiệu ho và sốt.
Có ran ẩm nhỏ hạt khi nghe phổi.
Khi trẻ có các dấu hiệu trên, gia đình cần cho trẻ đi khám ngay ở cơ sở y tế. Nếu không được xử lý kịp thời trẻ sẽ bị viêm phổi nặng hơn như rút lõm lồng ngực, thở rên, tím tái, bú kém, co giật...
Cần lưu ý, chỉ nên chụp Xquang phổi cho trẻ nhỏ có sốt và có dấu hiệu suy hô hấp.
Cách điều trị và trẻ bị viêm phổi uống thuốc gì?
Tùy theo từng độ tuổi và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê chotrẻ bị viêm phổi uống thuốc phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng kháng sinh. Nếu bệnh là do virus gây ra thì việc dùng kháng sinh sẽ không hiệu quả.
Trẻ sơ sinh và dưới 2 tháng tuổi
Cần được điều trị tại bệnh viện do bệnh có thể diễn biến nặng rất nhanh nên cần theo dõi chặt chẽ. Việc chỉ định điều trị phải do các thầy thuốc chuyên khoa, cần phải phù hợp với tuổi, tình trạng miễn dịch, mức độ nặng, nhẹ của bệnh và tính kháng kháng sinh hiện nay của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp.
Ở nhóm này nên dùng benzyl - penicillin hoặc ampicillin kết hợp với gentamycin. Mỗi đợt dùng 5 - 10 ngày. Trong các trường hợp viêm phổi rất nặng thì dùng cefotaxim.
Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi
- Viêm phổi không nặng (chỉ ho và thở nhanh) thì điều trị ngoại trú, dùng cotrimoxazol ở những nơi phế cầu chưa kháng với thuốc này hoặc dùng amoxycillin theo dõi từ 2 - 3 ngày, nếu đỡ thì điều trị đủ 5 - 7 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị như viêm phổi nặng. Gần đây tỷ lệ phế cầu kháng thuốc tăng lên ở nhiều nơi, tại vùng đó có thể tăng liều amoxycillin cho các trường hợp phế cầu kháng thuốc. Nếu nơi nào có tỷ lệ H.influenzae và B.catarrhalis sinh beta - lactamase cao thì có thể thay bằng augmentin (amoxy/clavulanic).
Uống amoxycillin khi trẻ từ 2 – 5 tuổi bị viêm phổi nhẹ
- Viêm phổi nặng (có khó thở, co rút lồng ngực) điều trị tại bệnh viện. Dùng benzylpenicillin hoặc ampicillin. Theo dõi sau 2 - 3 ngày nếu đỡ tiếp tục dùng đủ 5 - 10 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị như viêm phổi rất nặng.
- Viêm phổi rất nặng (có khó thở, co rút lồng ngực, tím tái, li bì...). Cần điều trị tại bệnh viện benzylpenicillin phối hợp với gentamicin hoặc dùng chloramphenicol một đợt 5 - 10 ngày hoặc ampicillin kết hợp với gentamicin hoặc dùng cefuroxime.
Uống ampicillin khi trẻ từ 2 – 5 tuổi bị viêm phổi nặng
Trẻ trên 5 tuổi
Đối với những trường hợp viêm phổi không điển hình, dùng erythromycin uống trong 10 ngày. Hoặc azithromycin, nếu cần thiết có thể dùng tới 7 - 10 ngày.
Dùng erythromycin cho trẻ trên 5 tuổi bị viêm phổi
Men tiêu hóa: Khi sử dụng kháng sinh, nhiều trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy. Để tránh gây ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ, bác sĩ sẽ kê thêm men tiêu hóa như biotic, normagut... nhằm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ do kháng sinh.
Thời điểm uống men tiêu hóa hiệu quả nhất là sau khi ăn bữa chính khoảng 1 tiếng với nước đã được đun sôi để nguội. Trẻ có thể uống men tiêu hóa từ 5-7 ngày trong thời gian dùng kháng sinh, không nên dùng kéo dài vì dễ gây hiện tượng phụ thuộc thuốc.
Viêm phổi ở trẻ emlà một bệnh viêm đường hô hấp dưới nặng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đồng thời, cần có các biện pháp phòng ngừa cơ bản không để bệnh xảy ra như thường xuyên giữ vệ sinh vùng mũi họng, giữ ấm khi thời tiết trở lạnh, cũng như thường xuyên lau mồ hôi cho trẻ để tránh nhiễm lạnh, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng dinh dưỡng và các hoạt động thể lực.
(*) Báo Sức khỏe & Đời sống
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!