Trẻ ngậm cơm biếng ăn mẹ phải làm sao?

Bạn Cần Biết - 04/29/2024

Với nhiều gia đình có trẻ biếng ăn, trẻ rất thường xuyên ngậm cơm, mỗi bữa cho con ăn cơm, cả mẹ và bố đều phải vào cuộc, người khua chiêng, người gõ trống, làm đủ trò chỉ mong cho con nuốt ực miếng cơm mà cũng khó khăn.

Với nhiều gia đình có trẻ biếng ăn, trẻ rất thường xuyên ngậm cơm, mỗi bữa cho con ăn cơm, cả mẹ và bố đều phải vào cuộc, người khua chiêng, người gõ trống, làm đủ trò chỉ mong cho con nuốt ực miếng cơm mà cũng khó khăn.

Nguyên nhân là bởi trẻ ngậm cơm, lười ăn không chịu nhai nuốt khiến bố mẹ lo lắng. Nhiều bố mẹ lo lắng do nghe mọi người nói nếu tình trạng ngậm cơm của con kéo dài, con rất dễ mắc các bệnh về răng miệng, trong đó tiêu biểu nhất là bệnh sâu răng. Ngậm cơm cũng khiến cho con lười ăn, chán ăn hơn, dẫn đến không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ ngậm cơm không chịu ăn. Nguyên nhân có thể do mẹ nấu thức ăn không phù hợp với khẩu vị của con, hoặc cũng có thể là do con bị một số bệnh răng miệng cấp tính như đau họng, loét miệng... hay nguy hiểm hơn, con có thể mắc những loại dị tật bẩm sinh như lưỡi to, hở màn hầu, môi nứt,.. cũng sẽ khiến trẻ khó nuốt và thường ngậm cơm trong miệng.

Trẻ ngậm cơm biếng ăn mẹ phải làm sao?

Mẹ nên kiểm tra miệng bé xem có dấu hiệu lạ gì không khi bé thường xuyên ngậm cơm.

Phương pháp hiệu quả trị “bệnh” trẻ ngậm cơm

Để con tập trung khi ăn

Rất nhiều bố mẹ cho con xem tivi, xem quảng cáo hay nghe nhạc thiếu nhi để dỗ con không khóc và ăn được nhiều hơn. Nhưng nhiều khi bé tập trung xem tivi hay xem video mà quên mất việc nhai nuốt cơm. Khi đó, mẹ phải tắt tivi hay những phương tiện làm bé không tập trung để bé chú ý vào việc ăn uống hơn.

Tương tự như vậy, mẹ cũng không nên vừa cho con ăn vừa cho con chơi trò chơi, bởi trò chơi sẽ làm cho bé bị thu hút hơn cơm hay đồ ăn trước mắt..

Mẹ cần lưu ý khi chế biến món ăn cho con

Khi trẻ có hiện tượng ăn ngậm, mẹ cần phải xem lại xem đồ ăn mẹ nấu đã được chế biến phù hợp với hàm răng, độ tuổi và khẩu vị của bé hay chưa. Nhiều khi, đồ ăn quá lỏng cũng khiến trẻ lười nhai mà cứ ngậm trong miệng, đến khi nào mỏi mới chịu nuốt. Vì thế, mẹ cần lưu ý và tìm hiểu những loại đồ ăn phù hợp với giai đoạn phát triển hiện tại của trẻ để thay đổi và có sự bổ sung kịp thời.

Khi trẻ mới bắt đầu vào tuổi tập ăn dặm hoặc khi trong giai mọc răng thì mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm và lỏng. Khi trẻ được 10 - 12 tháng, răng của trẻ đã mọc được khoảng 2 chiếc, lúc này mẹ nên cho con ăn các loại thức ăn sền sệt dần như cháo. Khi bé đã mọc được khoảng 4 cái răng, mẹ cần cho con ăn những loại thức ăn đặc hơn nhưng vẫn đảm bảo mềm như mì, bún, phở để bé bắt đầu có nhu cầu nhai.

Bên cạnh đó, để kích thích trẻ ăn, các mẹ cũng nên đổi món cho bé thường xuyên. Nhiều mẹ hay chỉ tập trung bổ sung cho con chất béo và chất đạm khiến con ăn đi ăn lại các món này đến chán ngấy nên con chẳng chịu nuốt. Việc đổi món thường xuyên giúp trẻ đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp trẻ hứng thú hơn với việc ăn uống cũng tích cực nuốt hơn.

Trẻ ngậm cơm biếng ăn mẹ phải làm sao?

Mẹ cần hiểu tâm lý của con

Ở giai đoạn 2 – 2,5 tuổi, hàm răng sữa của bé đã hoàn chỉnh, lúc này mẹ có thể cho con ngồi bàn ăn cùng với người lớn. Mẹ nên để cho con tập thói quen tự xúc cơm ăn,ban đầu có thể thức ăn sẽ vương vãi nhiều ra ngoài nhưng khi mẹ để trẻ tự ăn trẻ sẽ có xu hướng nhai và nuốt dễ dàng hơn.

Trong trường hợp trẻ không chịu nuốt, nhiều mẹ hay ép hoặc quát mắng con. Việc làm như vậy chỉ khiến bé thêm sợ hãi, khóc lóc, dễ gây sặc chứ chẳng giải quyết được việc bắt bé nhai nuốt. Mẹ tốt nhất nên kiên nhẫn và tập dần các thói quen và phản xạ mới cho con, không nên sốt ruột.

Trẻ nhỏ thường rất ưa nịnh. Vì thế, khi con ăn ngậm, mẹ hãy tặng cho bé những lời động viên, khuyến khích thay cho việc quát nạt con. Các câu nói như “Tí nuốt rồi. Giỏi quá!”, “Tí ăn ngoan ghê, giỏi quá!”... sẽ khiến trẻ cảm thấy vui vẻ, phấn khích và chịu nhai nuốt hơn.

Ngoài ra, khi lưng lửng dạ, trẻ sẽ bắt đầu lười nhai. Mẹ nên chia bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày chứ không nhất thiết cho con ăn đúng và đủ bữa như người lớn. Việc này không chỉ áp dụng được với trẻ ăn ngậm mà còn có thể áp dụng để trị những trẻ biếng ăn.

Trên đây là một số mẹo nhỏLily & WeCare chia sẻ để giúp mẹ trị chứng ăn ngậm của các con. Hi vọng là các mẹ sẽ áp dụng thành công các mẹo này. Chúc các bé ăn ngon miệng!>>> Xem thêm:4 mẹo giúp trẻ không bao giờ biếng ăn bất chấp mọi trường hợp

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!