Trẻ sơ sinh bị ho gà phải làm sao?

Chăm Sóc Bé - 04/28/2024

Ho gà là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, khiến bé phải chịu những cơn ho dữ dội và dai dẳng, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Vậy, khi trẻ sơ sinh bị ho gà phải làm sao? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu về cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị ho gà trong bài viết dưới đây.

Ho gà là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, khiến bé phải chịu những cơn ho dữ dội và dai dẳng, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Vậy, khi trẻ sơ sinh bị ho gà phải làm sao? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu về cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị ho gà trong bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh bị ho gà phải làm sao?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho gà

Trẻ sơ sinh bị ho gà phải làm sao?” là vấn đề được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Trước khi tìm hiểu về những dấu hiệu, cách điều trị, chăm sóc và phòng tránh bệnh ho gà cho trẻ, cha mẹ cần biết thế nào là bệnh ho gà và nguyên nhân gây bệnh là gì.

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 30 – 50 triệu người mắc bệnh ho gà mỗi năm, trong đó có khoảng 300.000 người tử vong và đa số là trẻ dưới 1 tuổi ở các quốc gia chậm phát triển. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trong mùa đông xuân. (Theo báo Gia Đình Việt Nam)

Trẻ sơ sinh bị ho gà phải làm sao?

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị ho gà là do vi khuẩn Bordetella pertussí xâm nhập vào đường hô hấp trên, sau đó cư trú và phát triển tại lông mao biểu mô trụ ở đường khí quản, thanh quản. Tại đây, vi khuẩn sẽ tiết ra độc tố Pertussis toxin và gây ra bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh ho gà ở trẻ

Trước khi trả lời được câu hỏi “Trẻ sơ sinh bị ho gà phải làm sao?”, cha mẹ cần học cách nhận biết dấu hiệu của bệnh ho gà ở trẻ. Thông thường, bệnh chỉ biểu hiện bằng các cơn ho nhẹ trong gia đoạn đầu. Tuy nhiên sau 7 – 10 ngày, các cơn ho ngày càng nặng hơn và kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị đúng cách.

Trong thời kỳ này, trẻ sơ sinh phải chịu những cơn ho kéo dài và ho rũ rượu không ngừng tới mức nôn oẹ, đi kèm với hiện tượng chảy nước mắt, nước mũi. Điều này khiến trẻ bị tím tái cả người hoặc đỏ bừng cả mặt do bị suy hô hấp và thậm chí có thể dẫn tới nghẹt thở gây tử vong. Cuối mỗi cơn ho gà thường có tiếng rít và kèm theo nhiều đờm dãi.

Trẻ sơ sinh bị ho gà phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ho gà phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ho gà nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: biến chứng viêm não, thiếu oxy não, xuất huyết kết mạc, viêm phổi, xẹp phổi,... thậm chí có thể tử vong do suy hô hấp. Vì vậy, việc chữa trị ho gà cho trẻ sơ sinh cần được tiến hành càng sớm càng tốt.

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để được điều trị nội trú và theo dõi tại phòng cấp cứu đặc biệt. Với trẻ lớn hơn và bệnh chưa gây biến chứng sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu từ 10 – 14 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý dùng kháng histamine, thuốc long đàm, thuốc giảm ho, thuốc an thần,... để chữa ho gà cho trẻ vì vừa không hiệu quả mà dễ gây tác dụng phụ.

Gia đình có trẻ sơ sinh bị ho gà có thể điều trị bằng thuốc Erythromycine liều 30 – 50mg/kg/ngày, chia uống 4 lần hoặc Cotrimoxazole 30 – 50mg/kg/ngày; uống kèm Salbutamol 0,2mg/kg/ngày; Prednisolone 1 – 2mg/kg/ngày. Lưu ý không cho trẻ sơ sinh dùng Cotrimoxazole.

Ngoài việc sử dụng thuốc, cha mẹ cũng cần chú ý tới quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho gà bằng cách:

  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh răng miệng và mũi họng cho bé, giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ.
  • Giữ ấm cơ thể để tránh bé bị lạnh đột ngột.
  • Với trẻ sơ sinh, chỉ cần cho bé bú sữa mẹ. Với trẻ lớn hơn, nên cho bé ăn uống đầy đủ dưỡng chất để vừa tránh tình trạng suy nhược cơ thể, vừa giúp trẻ tăng sức đề kháng, chóng phục hồi sức khoẻ. Cha mẹ nên cho bé ăn thức ăn dễ tiêu, có thể chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ, cho bé ăn nhiều lần trong ngày để giúp trẻ dễ ăn hơn. Ngoài ra đừng quên cho bé uống nhiều nước để tránh mất nước.
  • Tránh đểtrẻ sơ sinh bị ho gà tiếp xúc với khói bếp và khói thuốc lá vì sẽ khiến bệnh tình nặng hơn. Cần giữ môi trường xung quanh bé được sạch sẽ và thoáng mát.
  • Bệnh ho gà có khả năng lây lan rất cao, nên cần cách ly, tránh để trẻ tiếp xúc với nhiều người. Người lớn chăm sóc cho trẻ bị ho gà cần sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị dự phòng, tránh nguy cơ mắc bệnh và lây lan.

Trẻ sơ sinh bị ho gà phải làm sao?

Cách phòng tránh bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh câu hỏi “Trẻ sơ sinh bị ho gà phải làm sao?”, nhiều bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến vấn đề phòng bệnh cho trẻ. Để phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ nhỏ, cần cho bé tiêm đủ 3 mũi đúng theo lịch tiêm chủng, sẽ phòng bệnh tới 90%. Trường hợp không tiêm đủ 3 mũi, khả năng phòng bệnh sẽ yếu hơn hoặc nếu trẻ bị ho gà thì bệnh tình sẽ nhẹ hơn so với những trẻ không được tiêm chúng.

Khi thấy bé bị ho gà, cần cách ly bé với những bé khác (kể cả trẻ đã được tiêm phòng) để tránh bị lây chéo và đưa trẻ tới bệnh viện sớm để được khám và điều trị kịp thời. Cha mẹ không nên có quan niệm rằng bệnh ho gà chỉ cần kéo dài đủ 3 tháng 10 ngày sẽ tự khỏi. Phụ huynh cần nhớ rằng, càng được điều trị sớm, trẻ sơ sinh bị ho gàcàng ít có nguy cơ bị biến chứng.

Minh Thùy


Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!