Trẻ sơ sinh bị mồ hôi tay, chân phải làm sao?

Chăm Sóc Bé - 04/19/2024

Nhiều trẻ sơ sinh có hiện tượng tay chân đổ nhiều mồ hôi, điều này, khiến cha mẹ vô cùng lo lắng không biết những triệu chứng này là dấu hiệu của bệnh gì, cách xử lý như thế nào... Để hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ bị mồ hôi tay chân và biện pháp khắc phục hiệu quả, các mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây của Lily & WeCare nhé!

Nhiều trẻ sơ sinh có hiện tượng tay chân đổ nhiều mồ hôi, điều này, khiến cha mẹ vô cùng lo lắng không biết những triệu chứng này là dấu hiệu của bệnh gì, cách xử lý như thế nào... Để hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ bị mồ hôi tay chân và biện pháp khắc phục hiệu quả, các mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây của Lily & WeCare nhé!

1. Nguyên nhân ra mồ hôi tay chân ở trẻ

Trẻ sơ sinh bị mồ hôi tay chân là do rối loạn hệ thống thần kinh thực vật, trẻ nhỏ thường chưa phát triển hệ thần kinh thực vật hoàn chỉnh, làm đường dẫn khí ra ngoài của các dây thần kinh bị tắc nghẽn làm cho quá trình đổ mồ hôi tăng lên thường đổ mồ hôi trộm vào ban đêm. Bên cạnh đó đối với bệnh phong thấp cũng là căn bệnh điển hình gây nên mồ hôi chân tay và trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Đối với tình trạng ra mồ hôi chân tay ở trẻ kèm theo một số triệu chứng khác như rụng tóc, ngủ hay bị giật mình có thể do trẻ mắc phải bệnh còi xương hoặc bệnh lao. Để biết trẻ ra mồ hôi có phải là bệnh hay không thì mọi người nên đưa trẻ tới bệnh viện khám và điều trị bệnh hợp lý nhất.

Lý do ra mồ hôi không do bệnh: Một số tác động từ bên ngoài làm trẻ đổ mồ hôi nhiều nữa đó chính là hoạt động nhiều, môi trường, thời tiết khí hậu nóng, oi bức cũng làm nguy cơ ra mồ hôi chân tay cao hơn người bình thường. Nhất là khí hậu nước ta nhiệt đới gió mùa nóng bức nên hiện tượng ra mồ hôi chân không phải là hiếm.

Trẻ sơ sinh bị mồ hôi tay, chân phải làm sao?

2. Biểu hiện của bệnh ra mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh

Bệnh ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân biểu hiện thường xuyên và nhiều khi gặp khí hậu lạnh, sau khi trẻ ra mồ hôi tay, chân, trẻ có cảm giác lạnh hơn. Bệnh có biểu hiện là mồ hôi toát ra liên tục. Trong trường hợp này, trẻ không chỉ ra nhiều mồ hôi ở tay, chân mà còn có mồ hôi ở gáy, đầu, lưng...

Trẻ ra nhiều mồ hôi kèm giật mình khi ngủ, rụng tóc sau gáy là biểu hiện của bệnh còi xương hoặc lao. Trong trường hợp này bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ, đồng thời giữ ấm cơ thể, cho trẻ uống nhiều nước và ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Trẻ sơ sinh bị mồ hôi tay, chân phải làm sao?

3. Phương pháp điều trị cho trẻ sơ sinh ra mồ môi tay chân

Để khắc phục chứng ra mồ hôi chân tay ở trẻ thì mọi người không nên dùng thuốc vì thuốc thường đào thải qua thận và gan nên lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng tới gan thận của trẻ, đồng thời thuốc cũng gây ra các tác dụng phụ không tốt đối với sức khỏe. Chính vì vậy mà mọi người có thể áp dụng một số mẹo dân gian trị ra mồ hôi chân tay an toàn đơn giản như sau:

  • Mẹo dùng lá lốt trị ra mồ hôi chân tay. Chỉ cần lấy thân lá hoa già của cây lá lốt rồi rửa sạch và vò nát rồi nấu với nước, để sôi khoảng 15 phút thì lấy ra để xông hơi nóng chân tay cho bé (cẩn thận không trẻ bị bỏng), khi nước ấm dùng ngâm tay chân cho trẻ, đối với trẻ nhỏ thì bạn pha nước ấm vừa rồi tắm cho bé. Mỗi lần thực hiện khoảng 5- 10 phút, ngày thực hiện 1 lần để đảm bảo mồ hôi tay chân không còn xuất hiện thì nên tiến hành điều trị khoảng 1 tuần nhé!
  • Mẹo dùng muối trị ra mồ hôi chân tay. Phương pháp này được dân gian áp dụng nhiều vì khá tiện dụng an toàn lại ít tốn kém dùng khoảng 2 lít nước ấm pha với 2 thìa muối hạt, sau đó hòa tan và cho trẻ ngâm tay chân khoảng 15 phút và lau khô. Làm liên tục đều đặn mới thấy hiệu quả tốt được.
  • Xoa lòng bàn tay bằng vị thuốc thiên nhiên. Bạn cũng có thể áp dụng thêm một số mẹo khá đơn giản là xoa lòng bàn tay bàn chân của bé bằng bột mẫu lệ trộn với một ít bột quế khoảng 15 phút trước khi ngủ, thực hiện liên tục 1 tháng sẽ thấy giảm tiết mồ hôi vùng tay chân khá hiệu quả.
  • Dùng lá ngải cứu trị ra mồ hôi chân tay. Các mẹ có thể dùng lá ngải cứu rang nóng sau đó chườm vào bàn tay bàn chân của trẻ sơ sinh, chú ý độ nóng vì da của trẻ rất nhạy cảm, đây là phương pháp áp dụng ra mồ hôi chân tay vào mùa lạnh vô cùng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

Trẻ sơ sinh bị mồ hôi tay, chân phải làm sao?

4. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân

Để hạn chế trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân cho bé, bạn nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa nhiều iốt như: bông cải xanh, hành trắng, thịt bò, gan,...

Tuyệt đối không sử dụng chất khử mùi hoặc phấn thơm để bôi hoặc xịt trực tiếp vào vùng cơ thể bị ra mồ hôi.

Nếu mẹ áp dụng các cách trên trong một thời gian mà tình trạng của trẻ không thuyên giảm, lúc ấy có thể đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn và điều trị tốt nhất.

Hằng Hoàng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!