Trẻ sơ sinh nôn trớ kéo dài có thể dẫn đến những vấn đề gì?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Trẻ sơ sinh nôn trớ kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn tới những tình trạng bệnh mà các mẹ không phát hiện ra. Nếu như thấy bé nôn trớ nhiều lần liên tục trong ngày, các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín nhất. Vậy bé nôn trớ kéo dài có thể dẫn tới vấn đề gì? Hãy tham khảo qua bài viết sau.

Trẻ sơ sinh nôn trớ kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn tới những tình trạng bệnh mà các mẹ không phát hiện ra. Nếu như thấy bé nôn trớ nhiều lần liên tục trong ngày, các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín nhất. Vậy bé nôn trớ kéo dài có thể dẫn tới vấn đề gì? Hãy tham khảo qua bài viết sau.

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh thế nào là bình thường

Nôn trớ là hiện tượng rất phổ biến trong những tuần đầu sau sinh của trẻ khi mới ăn xong hoặc vặn người. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé trớ, có thể là đi xe ô tô, thậm chí khóc hay ho kéo dài cũng có thể kích thích những phản xạ này. Đây là lý do vì sao trẻ thường nôn trớ nhiều trong những năm đầu tiên sau khi chào đời.

Nôn trớ thường tự hết sau khoảng 6 – 24 giờ mà không cần phải áp dụng cách điều trị đặc biệt. Tuy nhiên bé vẫn khỏe mạnh và tiếp tục lên cân, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng về hiện tượng này.

Trẻ sơ sinh nôn trớ kéo dài có thể dẫn đến những vấn đề gì?

Khi nào trẻ sơ sinh nôn trớ bất thường

Trẻ sơ sinh nôn trớ trong những tháng đầu tiên sau sinh là biểu hiện của một vấn đề nào đó liên quan tới ăn uống như ăn quá no. Sau thời kỳ này, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do một loại virus dạ dày.

Bé càng lớn tình trạng nôn trớ càng nghiêm trọng thì các bậc cha mẹ hãy đưa con tới bác sĩ ngay. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo mà cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện ngay.

  • Đau bụng quằn quại

  • Co giật

  • Bụng trướng

  • Liên tục nôn trớ hoặc tiếp tục nôn trớ trên 24 giờ đồng hồ

  • Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như ít đi tiểu, miệng khô, ít nước mắt

  • Xuất hiện máu hay mật màu xanh khi trẻ nôn trớ

Khi xuất hiện một chút máu tươi khi nôn trớ thông thường không đáng lo ngại bởi đó chính là do các mao mạch ở thực quản bị xước khi phản xạ nôn mạnh.

Cũng có thể xuất hiện tia đỏ trong dịch nôn nếu như trẻ nuốt máu từ vết thương nào đó ở miệng hay bị chảy máu cam trong vòng 6 tiếng trước đó. Vì thế các bậc cha mẹ nên gọi ngay cho bác sĩ nếu bé tiếp tục nôn trớ có lẫn máu trong những lần sau khi số lượng máu tăng dần. Riêng với tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ có màu xanh hãy đưa bé đi khám ngay.

Khi cho trẻ đi khám, các mẹ nên giữ lại một chút dịch nôn trớ có lẫn máu hoặc mật xanh để đưa bác sĩ xem.

Khi nôn trớ không ngừng trong tháng đầu tiên dẫn tới vấn đề gì?

Khi trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều có thể là do chứng hẹp môn vị - nguyên nhân này bắt đầu vài tuần sau khi bé chào đời cho tới khi bé 4 tháng tuổi.

Môn vị là cơ vòng nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Nếu như cơ vòng bị dày lên sẽ ngăn cản sự di chuyển những chất trong bộ máy tiêu hóa từ dạ dày xuống tới ruột. Sữa hay những thực phẩm khác bị ứ tắc ở đây dội lại thực quản và gây ra nôn.

Chỉ cần thực hiện một tiểu phẫu là có thể giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện nhi khi thấy các triệu chứng trên.

Một lưu ý là các bậc cha mẹ không nên quá căng thẳng trước hiện tượng trẻ sơ sinh nôn trớ. Mỗi trẻ đều sẽ nôn trớ ít hoặc nhiều trong giai đoạn sau khi chào đời, nó thường không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Trẻ sơ sinh nôn trớ kéo dài có thể dẫn đến những vấn đề gì?

Xử trí với nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh nôn trớ kéo dài cơ thể bé sẽ mất lượng chất lỏng lớn. Do đó, điều quan trọng là cần phải bổ sung lượng chất lỏng đã mất này để cơ thể trẻ không bị khử nước. Cách đơn giản nhất là uống nước lọc, nước quả,...

Một số khuyến nghị khi chăm sóc trẻ sơ sinh nôn trớ:

  • Khi bé ngừng nôn trớ, các mẹ hãy cho uống một lượng nhỏ nước lọc hay nước điện giải sau 30 phút - 1 tiếng. Nếu bé tiếp tục bị trớ, mẹ cần cho uống luân phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước lọc sau mỗi 30 phút

  • Sau khi cho bé uống loại nước này nếu mẹ thấy bé không nôn trớ nữa hãy cho con bú mẹ hay bú bình, tăng dần với số lượng từ 80ml – 100ml sau mỗi 3 giờ – 4 giờ.

Nếu không thấy trẻ sơ sinh nôn trớ từ 12 giờ – 24 giờ thì mẹ có thể cho trẻ ăn uống bình thường, tuy nhiên vẫn cho bé uống nhiều nước. Nên bắt đầu với một số thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc hoặc sữa chua. Bạn cũng có thể cho trẻ uống nước lạnh nếu như bé trên 12 tháng tuổi.

Đi ngủ sẽ giúp bé nhanh hồi phục do dạ dày trống rỗng suốt thời gian này sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn. Không nên cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc chống nôn trớ nào trừ khi được bác sĩ cho phép.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh nôn trớ kéo dài. Những vấn đề bé có thể gặp phải khi nôn quá nhiều cũng như các biện pháp xử trí mà mẹ nên áp dụng khi con em gặp trường hợp này.

Xem thêm:

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lí có thể cải thiện chứng nôn trớ cho trẻ
  • Cách khắc phục chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!