Trị ghẻ nước bằng lá trầu không, khỏi nhanh trong 7 ngày

Tủ Thuốc Gia Đình - 03/29/2024

Bài thuốc trị ghẻ nước bằng lá trầu không rất phù hợp với trường hợp bệnh mới khởi phát 1 – 2 ngày. Nếu phát hiện sớm, người bệnh có thể hoàn toàn chữa khỏi bệnh ghẻ nước chỉ bằng lá trầu không mà không cần mua thuốc uống.

Bài thuốc trị ghẻ nước bằng lá trầu không rất phù hợp với trường hợp bệnh mới khởi phát 1 – 2 ngày. Nếu phát hiện sớm, người bệnh có thể hoàn toàn chữa khỏi bệnh ghẻ nước chỉ bằng lá trầu không mà không cần mua thuốc uống.

Trị ghẻ nước bằng lá trầu không, khỏi nhanh trong 7 ngày

Triệu chứng của bệnh ghẻ nước

Trước khi học cách trị ghẻ nước bằng lá trầu không, chúng ta cần biết các triệu chứng để sớm phát hiện bệnh. Ghẻ nước là một dạng bệnh da liễu thường gặp vào mùa hè do ký sinh trùng cái ghẻ gây ra, các ký sinh trùng này có thể xuất hiện ở những vùng bị ô nhiễm môi trường, nước bẩn, kém vệ sinh. Khi xâm nhập vào da qua đường biểu bì da, ký sinh trùng cái ghẻ liên tục phát triển và đẻ trứng trong vòng từ 4 – 6 tuần.

Trị ghẻ nước bằng lá trầu không, khỏi nhanh trong 7 ngày

Nếu không được điều trị tận gốc, ký sinh trùng cái ghẻ sẽ tiếp tục đẻ trứng trong cơ thể người bệnh. Vì vậy, có nhiều trường hợp nhìn bề ngoài cứ ngỡ đã chữa khỏi bệnh song thực ra có thể bị tái phát bất kỳ lúc nào.

Bệnh ghẻ nước gây cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu, kèm theo mụn nước xuất hiện nhiều ở những nơi cái ghẻ làm tổ. Càng về đêm, người bệnh càng cảm thấy ngứa ngáy, càng gãi, càng ngứa dữ dội do loài ký sinh trùng này có thói quen đẻ trứng vào ban đêm. Mụn nước có thể mọc ở mọi nơi trên cơ thể, đặc biệt là vùng bàn chân, bàn tay, khiến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân gặp nhiều bất tiện.

Bệnh ghẻ nước không chỉ có tính tái phát cao mà còn dễ dàng lây lan từ người này sang người khác và bùng phát thành dịch do việc sử dụng chung chăn màn, quần áo,...

Vì sao nên trị ghẻ nước bằng lá trầu không?

Trầu không là loài cây sống lâu năm thuộc họ dây leo, cây xanh quanh năm với lá hình tim, mặt lá bóng. Tại Việt Nam có hai loại trầu không chính là trầu mỡ và trầu quế.

Theo Đông y, lá trầu không tính ấm, mùi thơm hắc, vị cay nồng, có tác dụng tiêu phong, tiêu viêm, sát trùng. Ngoài ra, trong lá trầu không còn chứa những tinh dầu có khả năng kháng khuẩn rất tốt như cadinen, chavicol, betel-phenol. Vì vậy, chúng hoàn toàn có thể trị khỏi hẳn bệnh ghẻ nước ở thể nhẹ, đồng thời hạn chế sự lây lan của bệnh. Trên thực tế, từ xa xưa cha ông ta đã sử dụng lá trầu không để khử trùng, làm sạch vết thường và điều trị một số bệnh ngoài da.

Trị ghẻ nước bằng lá trầu không, khỏi nhanh trong 7 ngày

Bài thuốc trị ghẻ nước bằng lá trầu không

Có 2 cách trị ghẻ nước bằng lá trầu khôngvô cùng đơn giản và hiệu quả như sau:

Cách 1

Trong giai đoạn mụn ghẻ nước trên da vỡ ra, dùng 3 – 4 lá trầu không rửa sạch, cắt hoặc bằm thật nhỏ để tinh dầu trong lá tiết ra nhiều hơn. Sau đó, cho lá trầu không cắt nhỏ vào chậu nước sôi, hãm khoảng 20 phút. Dùng nước đó vệ sinh thật kỹ vùng da bị ghẻ nước, vừa rửa vừa dùng bã lá nhẹ nhàng chà xát lên vết thương để đạt hiệu quả cao nhất. Cuối cùng, dùng khăn mềm lau lại cho sạch và khô. Bài thuốctrị ghẻ nước bằng lá trầu không này giúp vùng da có mụn nước vỡ ra không bị viêm nhiễm và tránh tạo mủ.

Trị ghẻ nước bằng lá trầu không, khỏi nhanh trong 7 ngày

Cách 2

Lấy 1 nắm lớn lá trầu không đem ngâm nước muối rồi vớt ra, cho vào nồi đun sôi ngập nước. Cho thêm một chút muối hạt vào nồi, để còn âm ấm thì dùng nước đó tắm rửa, vệ sinh da hàng ngày, thực hiện liên tục 2 lần/ngày. Với cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không này, bệnh nhân nên kiên trì thực hiện liên tục từ 4 – 7 ngày là có thể thổi bay cảm giác ngứa ngáy và các nốt mụn nước.

Đặc biệt, cả 2 cách trị ghẻ nước bằng lá trầu không nói trên đều khá an toàn nên có thể áp dụng với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do da trẻ rất nhạy cả nên trước khi dùng thử, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để bảo đảm an toàn cho bé.

Phòng ngừa bệnh ghẻ nước như thế nào?

Rửa tay trước khi ăn

Nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc nước rửa tay trước mỗi bữa ăn hoặc sau khi đi vệ sinh. Các nhà khoa học đã khuyên cáo rằng, việc rửa tay sau khi đi vệ sinh sẽ giúp tiêu diệt hết vi khuẩn gây bệnh cho con người. Thói quen tốt này không những giúp phòng ngừa ghẻ ngứa mà còn giúp phòng tránh bị tiêu chảy hay viêm phổi.

Không để da tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, cũng không nên tiếp xúc quá nhiều với nước.

Tắm rửa thường xuyên

Cơ thể bạn thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, vi khuẩn ngoài môi trường rất dễ khiến bạn bị nấm da và ghẻ ngứa. Cách tốt nhất là sau khi làm việc hoặc chơi thể thao đổ nhiều mồ hôi bạn nên tắm rửa sạch sẽ và lau khô người, có như vậy mới không tạo điều kiện cho ghẻ ngứa phát triển.

Tổng vệ sinh nhà cửa

Cứ 1 tuần hoặc 1 tháng tùy vào môi trường bạn sống, bạn nên mang hết chăn, màn, vỏ gối ra giặt giũ và phơi ngoài ánh nắng mặt trời. Các vật dụng trên là nơi vi khuẩn thường xuyên trú ngụ vì vậy bạn nên thường xuyên giặt và phơi nắng chúng. Các tia nắng sẽ đóng vai trò tiêu diệt hết vi khuẩn gây bệnh, hơn nữa còn giúp chăn mền thêm thơm tho.

Chú ý trong ăn uống

Bạn nên ăn chín uống sôi, hạn chế ăn thực phẩm cay, nóng, nhiều gia vị, bổ sung thật nhiều các thực phẩm giàu Vitamin C và Vitamin A, uống thật nhiều nước để tăng sức đề kháng, có như vậy mới chống lại các vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra để phòng bệnh hiệu quả thì không nên tiếp xúc với người bị ghẻ ngứa, bởi bệnh có tính lây lan qua tiếp xúc. Nếu người bị ghẻ ngứa là người thân trong nhà thì tuyệt đối không được sử dụng chung đồ cá nhân như khăn, mặt quần áo, cũng không nên ngủ chung giường.


Minh Thùy

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!