Triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ?

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Trong những ngày đầu năm, thời tiết thay đổi chính là nguyên nhân khiến cho bệnh sởi ở trẻ nhỏ trở nên phổ biến khiến nhiều cha mẹ lo lắng khi không biết cách điều trị, chăm sóc cho bé như thế nào để bệnh chóng khỏi. Hy vọng với bài viết dưới đây của Lily & WeCare sẽ giúp các mẹ giải quyết được căn bệnh này ở trẻ.

Trong những ngày đầu năm, thời tiết thay đổi chính là nguyên nhân khiến chobệnh sởi ở trẻ nhỏtrở nên phổ biến khiến nhiều cha mẹ lo lắng khi không biết cách điều trị, chăm sóc cho bé như thế nào để bệnh chóng khỏi. Hy vọng với bài viết dưới đây củaLily & WeCare sẽ giúp các mẹ giải quyết được căn bệnh này ở trẻ.

Triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ?

1. Bệnh sởi là bệnh gì?

Sởi là căn bệnh xảy ra theo mùa, thường là đầu mùa xuân nó diễn ra theo từng nhóm và mức độ lây lan nhanh chóng tạo ra dịch bệnh. Đối tượng chủ yếu của sởi là trẻ em độ tuổi từ 10 đến 15 và một số trường hợp cả người lớn tuổi.

Bệnh sởi là bệnh có thể lây lan, những ca mắc bệnh do tiếp xúc với người bệnh chiếm số lượng rất lớn. Bệnh lây qua đường hô hấp, bệnh nhân ho, hắt xì hay nói chuyện có thể bắn nước bọt chứa virus lây nhiễm cho người khác.

Triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ?

2. Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Triệu chứng bệnh sởi ban đầu khá giống với dị ứng, phát ban nên rất nhiều bậc cha mẹ mới có con lần đầu ít kinh nghiệm thường không nhận biết được, vẫn chỉ đơn giản nghĩ rằng đó là bệnh thường gặp không đáng lo ngại, chính vì vậy đã khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy hiểm.

- Hiện tượng trẻ bị sởi đầu tiên là tình trạng phát ban, khác với phát ban thông thường chỉ nổi ban đỏ không gây sần bề mặt da, phát ban khi bị sởi thường xuất phát từ tai, lan dần ra mặt, tay, chân và toàn thân. Những vùng phát ban thường nổi mẩn, sờ vào sần sùi, và sau khi khỏi bệnh chúng sẽ để lại thâm trên da.

- Trẻ sốt nhẹ 38 – 39 độ C kèm theo biểu hiện quấy khóc, mệt mỏi, không chịu bú, biếng ăn, nặng hơn có thể bị tiêu chảy hoặc nôn mửa.

- Nước mắt tự dưng chảy ra không kiểm soát, nhiều gỉ mắt, có thể dẫn tới viêm kết mạc nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù lòa.

3. Điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ như thế nào?

Nếu trẻ có một trong những dấu hiệu bị sởi ở trẻ nhỏ, hãy cho trẻ tới khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị thích hợp. Tránh cho trẻ gặp những nguy hiểm không nên có. Cần phải có những kiến thức về các căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ để có thể nhận biết, phát hiện kịp thời. Và đối với trẻ khi bị bệnh sởi nên:

  • Trước tiên, trẻ cần được ở nơi kín gió, không được tiếp xúc với nước lạnh.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu có hiện tượng sốt.
  • Bổ sung nhiều nước, chất điện giải nếu trẻ sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt.
  • Vệ sinh mắt bằng thuốc nhỏ mắt, nước muối sinh lý, tránh để lại gỉ mắt, viêm kết mạc mắt.
  • Trong trường hợp cần thiết, hãy để trẻ lại bệnh viện theo dõi nếu được bác sĩ cảnh báo nguy hiểm.
  • Bệnh sởi hình thành do virus, trong quá trình tiếp xúc với trẻ nên đeo khẩu trang, tránh cho trẻ tiếp xúc với người khác gây nguy cơ phát tán thành dịch bệnh.

Triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ?

4. Cách phòng tránh bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Phòng tránh bệnh sởi cho bé là điều vô cùng quan trọng trước khi trẻ có nguy cơ mắc bệnh.

  • Cách tốt nhất để phòng cho trẻ chính là thực hiện tiêm vắc-xin sởi. Tiêm mũi 1 khi trẻ tròn 9 tháng tuổi và mũi 2 trong chiến dịch tiêm nhắc lại.
  • Khi bé chưa tới tuổi được tiêm vắc-xin, cho bé sử dụng sữa mẹ càng nhiều càng tốt. Trong sữa mẹ có kháng thể chống bệnh sởi. Tuy kháng thể này là kháng thể thụ động, không mạnh như kháng thể tạo ra khi bé được tiêm vacxin nhưng nếu được bú sữa mẹ liên tục, lượng kháng thể này cũng có thể giúp bé chống lại bệnh sởi hoặc làm nhẹ bệnh nếu bị mắc phải.
  • Vệ sinh thường xuyên cho các bé, nhất là vệ sinh răng miệng, đường hô hấp, giữ cho các bé luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh sởi.
  • Tăng cường bổ sung vitamin, rau quả xanh tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Khi nghi ngờ những biểu hiện trẻ mắc bệnh sởi phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chuẩn đoán và điều trị. Phần lớn những trường hợp bé bị năng có thể dẫn tới tử vong là do mẹ chậm mang bé tới bệnh viện.

Bên cạnh đó, vào mùa dịch sởi, các mẹ đừng quên áp dụng một số phương pháp dân gian như mùi già, hạt tía tô để tắm cho trẻ. Trẻ khi bị sởi phải được ở nơi thoáng mát, ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ, không nên kiêng khem quá mức gây tình trạng thiếu các vi chất.

Bệnh sởi ở trẻ nhỏ khá nguy hiểm và có khả năng lây lan, khi trẻ mắc bệnh cha mẹ cần thường xuyên chú ý tới trẻ để tránh những biến chứng gây ảnh hưởng về lâu dài tới sức khỏe của con.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!