Ảnh minh họa: Marrybaby.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt khuyến cáo thời tiết nắng nóng dễ khiến thức ăn nhanh hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Nóng bức ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt cũng như ăn uống của trẻ, hệ tiêu hóa còn non yếu dễ dẫn đến rối loạn.
7 bước điều trị khi bị tiêu chảy (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)
Các chuyên gia đúc kết nhóm nguyên nhân phổ biến dễ khiến trẻ bị ngộ độc thực phẩm gồm:
- Ăn thực phẩm bị ôi thiu, bảo quản không đúng cách.
- Dùng thực phẩm sống hoặc chưa chín kỹ.
- Ăn uống ngoài đường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Trẻ tiếp xúc với vật nuôi, đặc biệt là phân của vật nuôi.
- Ăn hoa quả, rau xanh có thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chưa rửa sạch.
- Nguồn nước bị ô nhiễm.
Triệu chứng phổ biến khi trẻ bị ngộ độc thức ăn là:
- Đau bụng, nôn mửa.
- Ban đầu trẻ sốt nhẹ, dần chuyển sang sốt cao.
- Cơ thể trẻ mất nước do sốt.
- Một số trường hợp bị tiêu chảy.
Đề phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nên cho trẻ ăn chín uống sôi, tránh dùng thức ăn khó tiêu, cay nóng. Chú ý chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, mua ở nơi đáng tin cậy. Ưu tiên đồ tươi, sạch. Không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín. Thực phẩm đã nấu chín nên ăn ngay trong 2 giờ đầu.
Thực phẩm qua chế biến mà chưa ăn ngay phải được bảo quản đúng cách. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay, tốt nhất nên bảo quản trong tủ lạnh, khi sử dụng lại cần phải đun sôi. Không sử dụng thức ăn đóng hộp đã quá hạn, bị ôi thiu. Rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến. Vệ sinh thực phẩm kỹ trước khi chế biến.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!