Trong những tháng cuối thai nhi tăng bao nhiêu kg?

Bạn Cần Biết - 10/01/2024

Tháng cuối thai kỳ là một cột mốc rất quan trọng đánh dấu sự phát triển hoàn thiện của thai nhi. Trong thời gian này, cân nặng của bé rất quan trọng, mẹ bầu nên biết bổ sung cho trẻ những chất cần thiết tránh tình trạng trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Vậy trong những tháng cuối thai nhi tăng bao nhiêu kg?

Tháng cuối thai kỳ là một cột mốc rất quan trọng đánh dấu sự phát triển hoàn thiện của thai nhi. Trong thời gian này, cân nặng của bé rất quan trọng, mẹ bầu nên biết bổ sung cho trẻ những chất cần thiết tránh tình trạng trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Vậy trong những tháng cuối thai nhi tăng bao nhiêu kg?

Trong ba tháng cuối thai nhi tăng bao nhiêu kg?

Để biết rõ hơn trong ba tháng cuối thai nhi tăng bao nhiêu kg, các mẹ bầu phải biết rằng chính các mẹ sẽ luôn cảm thấy thèm ăn nhiều từ tuần thứ 26 trở đi.

Trọng lượng của mẹ đến tuần 28 sẽ tăng khoảng 9kg – 10kg, và ở tuần thứ 36 sẽ tăng khoảng 12kg -13 kg (so với số cân nặng trước khi mang thai). Ở giai đoạn này, thai nhi sẽ nặng khoảng 900g – 1kg và dài khoảng 37cm.

Ở tuần thứ 40 hay là trong tháng cuối cùng, các mẹ có thể sẽ bị sụt cân một chút nhưng không đáng kể lắm. Giai đoạn này nên chú trọng vào phần dinh dưỡng vì cơ thể mẹ sắp trải qua giai đoạn vượt cạn khó khăn.

Bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu năng lượng như thịt gà, cá, ngũ cốc, gạo... và các thực phẩm giàu carbohydrate. Những thực phẩm này sẽ giúp mẹ bầu vượt cạn một cách nhẹ nhàng. Chỉ số lý tưởng của thai nhi trong tháng cuối này là từ 3kg – 4kg và dài khoảng 51cm.

Trong những tháng cuối thai nhi tăng bao nhiêu kg?

Những điều cần biết về tháng cuối - mẹ và bé tăng bao nhiêu kg?

Nhiều mẹ bầu không biết hay không quan tâm đến việc tháng cuối thai nhi tăng bao nhiêu kg. Đây là một điều mà bất cứ mẹ bầu nào cũng phải biết để duy trì sức khỏe ổn định của chính mẹ và con.

Mẹ bầu thường sẽ tăng khoảng nửa cân mỗi tuần trong tháng cuối thai kỳ. Con số lý tưởng như trên đã nói rằng bé sẽ nặng khoảng 3kg – 4kg (tăng đều khoảng hơn 1 kg so với những tháng trước). Trong tháng cuối này, mẹ bầu cần biết cách duy trì cân nặng cho mình cũng như thai nhi để hạn chế tình trạng bé sinh ra bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng...

Tình trạng phù nề khiến tay chân sưng húp là hiện tượng dễ gặp nên các mẹ đừng quá lo lắng. Hiện tượng này xảy ra là lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng lên đột biến mà thôi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thấy cơ thể sưng nhiều một cách bất thường đi kèm với việc tăng từ 2kg trở lên mỗi tuần thì cần gặp bác sĩ ngay lập tức.

Phải biết, việc tăng cân đột ngột ở mức cao có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thai nghén, tiểu đường thai kỳ hay huyết áp... Thai nhi có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển không bình thường nếu mẹ bầu có triệu chứng này.

Bí quyết giúp mẹ bầu luôn duy trì được cân nặng

Nếu các mẹ bầu giữ được cân nặng dưới 13kg thì sau khi sinh sẽ dễ dàng lấy lại được cân nặng và vóc dáng ban đầu. Hãy tập tành những bí quyết sau và luôn nhớ quan tâm đến những tháng cuối thai nhi tăng bao nhiêu kg.

Những điều nên làm:

- Chia bữa ăn trong ngày thành 5 – 6 bữa nhỏ. Đừng quên ăn vặt những đồ ăn tốt lành như nho khô, bánh quy, trái cây khô, kem, sữa chua...

- Cố gắng tập thể dục nhưng ở mức độ vừa phải sẽ giúp mẹ bầu đốt cháy calo thừa. Đi bộ hoặc bơi là hai cách tập được khuyến khích sử dụng nhất vì là lựa chọn khá an toàn cho toàn thảy các thai phụ trong mọi giai đoạn mang thai. Tuy nhiên hãy cứ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước đã.

- Tập tành có một chế độ, ăn uống một cách lành mạnh. Hãy sử dụng các công thức nấu ăn mà khiến cho lượng dầu mỡ càng ít thu nạp vào cơ thể càng tốt.

Trong những tháng cuối thai nhi tăng bao nhiêu kg?

Không nên:

- Tránh tuyệt đối những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo. Ví dụ điển hình như một miếng thịt gà rán KFC, khoai tây chiên, phô mai que... chẳng hạn. Nếu muốn ăn thịt gà, mẹ bầu có thể ăn phần ức gà kết hợp với cà chua và rau diếp hoặc với salad (nghiêm cấm trộn sốt Mazonelisa).

- Nhiều người nghĩ mẹ bầu uống nhiều sữa là tốt nhưng không phải, trong những tháng cuối thai kì thì uống sữa là điều không cần thiết, chỉ cần uống một lượng nhỏ là đủ. Việc tiêu thụ quá nhiều sữa sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân.

- Muối sẽ khiến cơ thể bạn bị giữ nước nên hạn chế cho muối vào thức ăn. Đồng thời cũng giới hạn nạp đồ ngọt như kẹo, bánh rán, mật ong... vào cơ thể.

Để giúp cho bé phát triển một cách toàn diện cả về trí não cũng như mức cân nặng, mẹ bầu cần chú ý đến việc tháng cuối thai nhi tăng bao nhiêu kg và cả chế độ dinh dưỡng của mình, tránh các nguy cơ gây hại cho cả mẹ và bé như tiểu đường, phù nề hoặc tăng cân quá mức.

Xem thêm:

  • Bí quyết ăn uống cho mẹ để tăng cân cho thai nhi
  • Bật mí cách tính cân nặng chuẩn cho thai nhi cực kỳ chính xác

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!