Trực tiếp chạm vào thủy ngân ở nhiệt kế có nguy hiểm không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa cho biết: "Thủy ngân có trong nhiệt kế là dạng thủy ngân nguyên chất, nếu hít trực tiếp vào phổi sẽ rất độc. Khi hít nó sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương. Hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp, có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân lớn".

Có thể bạn chưa biết về thủy ngân trong nhiệt kế?

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòacho biết: "Thủy ngân có trong nhiệt kế là dạng thủy ngân nguyên chất, nếu hít trực tiếp vào phổi sẽ rất độc. Khi hít nó sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương. Hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp, có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân lớn".

Vỡ nhiệt kế phải làm thế nào?

Khi bị vỡ nhiệt kế, hãy đóng cửa sổ và cửa ra vào, tuyệt đối không được để gió lùa để thủy ngân khó tan trong không khí. Khi thu dọn phải đeo găng tay và không để cho giọt thủy ngân tiếp xúc với da tay. Thu gom các hạt thủy ngân bằng chổi lông mềm và dùng giấy mềm hót như xẻng. Có thể dùng giấy thấm hoặc dụng cụ y tế. Nếu thủy ngân vỡ thành hạt nhỏ, có thể lấy giấy báo, ngâm với nước, vắt khô rồi lau nhẹ nhàng. Sau từ 1-2 tiếng có thể bắt tay vào lau dọn nền nhà.

Trước tiên phải rửa sạch vùng bị bẩn bằng nước xà phòng, sau đó lau sạch. Vì lượng thủy ngân trong nhiệt kế không nhiều nên bạn không cần quá lo lắng. Bạn hãy đến Trung tâm Chống độc tại các bệnh viện để khám và xét nghiệm, theo Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa.

Chúc sức khỏe!

Trực tiếp chạm vào thủy ngân ở nhiệt kế có nguy hiểm không?

20/04/2018 - Theo: Cộng đồng Lily & WeCare

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!