Tư nhân cũng có thể lập ngân hàng mô

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Cụ thể, ngân hàng mô chỉ được hoạt động sau khi có giấy phép hoạt động ngân hàng mô do Bộ Y tế cấp.

Ngoài trực thuộc cơ sở y tế công lập, tư nhân cũng có thể thành lập ngân hàng mô nếu đáp ứng đủ các điều kiện về giấy phép hoạt động, cơ sở vật chất và nhân lực..., theo nghị định mới sửa đổi của Chính phủ.

Tư nhân cũng có thể lập ngân hàng mô

Ngân hàng mô chỉ được hoạt động sau khi có giấy phép hoạt động ngân hàng mô do Bộ Y tế cấp. (Ảnh minh họa: Internet)

Chính phủ vừa ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định về tổ chức hoạt động ngân hàng mô; điểm đáng chú ý là cho phép cơ sở tư nhân lập ngân hàng mô. Cụ thể, ngân hàng mô chỉ được hoạt động sau khi có giấy phép hoạt động ngân hàng mô do Bộ Y tế cấp.

Để được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng mô, cơ sở tư nhân phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị y tế… Chẳng hạn, đơn vị có buồng kỹ thuật, phòng thí nghiệm diện tích tối thiểu 12 m2; người quản lý chuyên môn phải đủ điều kiện theo quy định; tối thiểu một bác sĩ hoặc cử nhân xét nghiệm, 2 kỹ thuật viên y hoặc điều dưỡng và đều có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh…

Nếu ngân hàng mô có hoạt động về giác mạc thì phải đáp ứng điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với ngân hàng giác mạc. Ngân hàng mô đủ điều kiện được phép lấy giác mạc sau khi người hiến chết.

Nghị định sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 15/9. Theo đó, ngân hàng mô đã được cấp giấy phép theo quy định của nghị định hiện nay tiếp tục hoạt động đến hết ngày 30/6/2017. Sau thời điểm này, ngân hàng mô phải được cấp giấy phép hoạt động theo các điều kiện, thủ tục quy định tại nghị định sửa đổi.

>> Xem thêm: Hiến tạng cứu người: Chuyện không của riêng ai

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!