Tư vấn chọn nước rửa mũi cho trẻ an toàn mẹ nên ghi nhớ

Kiến Thức Y Học - 04/29/2024

Dùng nước rửa mũi là cách điều trị đơn giản và an toàn nhất cho trẻ bị sổ mũi. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết cách mua nước rửa mũi phù hợp với trẻ. Vậy việc lựa chọn sản phẩm rửa mũi và cách sử dụng như thế nào là đúng. Hãy cùng Lily & WeCare đọc bài viết dưới đây.

Dùng nước rửa mũi là cách điều trị đơn giản và an toàn nhất cho trẻ bị sổ mũi. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết cách mua nước rửa mũi phù hợp với trẻ. Vậy việc lựa chọn sản phẩm rửa mũi và cách sử dụng như thế nào là đúng. Hãy cùng Lily & WeCare đọc bài viết dưới đây.

Nước rửa mũi cho trẻ thực chất là nước muối sinh lý

Khi thời tiết chuyển lạnh cũng là lúc mũi bé phản ứng lại với không khí lạnh bên ngoài, trước khi luồng không khí này thâm nhập vào phổi. Trong lỗ mũi, những mạch máu nhỏ bị kích thích nên giãn nở để sửa ấm luồng không khí bên ngoài. Sự giãn nở các mạch máu này khiến mũi tiết ra nhiều dịch hơn. Và kết quả là bé bị chảy nhiều nước mũi.

Đối với trường hợp này, các chuyên gia khuyên cha mẹ, thay vì sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp bệnh nhẹ, hãy sử dụng nước rửa mũi phù hợp và an toàn.

Thực chất nước rửa mũi chính là nước muối hay nước biển. Từ xa xưa, người ta đã sử dụng nước muối để vệ sinh mũi bởi tác dụng sát trùng, rửa sạch chất nhầy, chất gây dị ứng, giúp cho mũi được thông thoáng.

Hiện tại, trên thị trường có 2 dạng dung dịch nước muối sinh lý nhỏ mũi là nước biển nhân tạo ( nồng độ 0.9%) và nước biển tự nhiên.

Chọn loại nước rửa mũi dạng nhỏ hay dạng xịt

Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ khá an toàn và được nhiều bà mẹ sử dụng. Tuy nhiên, các mẹ thường phân vân không biết nên chọn loại nhỏ mũi hay xịt mũi để tốt nhất cho trẻ.

Tùy vào tuổi, tình trạng bệnh, loại nước muối nhân tạo hay tự nhiên, cách thiết kế bình xịt... mà mẹ nên quyết định chọn loại nào cho phù hợp. Gợi ý dưới đây có thể giúp mẹ lựa chọn dễ dàng hơn.

  • Lọ nước muối rửa mũi: Loại này thường có thể tích nhỏ, khoảng 10ml và nồng độ là 0.9%. Cách dùng: Mỗi lần vệ sinh, mẹ nhỏ 5-6 lần/ngày, có tác dụng trong vệ sinh mũi, giúp mũi thông thoáng khi bị cảm thông thường, viêm tiểu phế quản.
  • Bình nước muối xịt phun sương: Bình có thiết kế van, khi phun tạo áp lực khiến dịch tiết mũi khô bên trong bị bong tróc. Tuy nhiên, nếu lực này quá mạnh, sẽ khiến mũi bé bị tổn thương. Do đó, khi chọn mua bình xịt cho trẻ, cần mua loại bình có áp lực nhỏ hơn so với người lớn. Bên cạnh đó, bình còn có bộ lọc không khí trở lại, phòng vi khuẩn xâm nhập vào chai.

Hướng dẫn cách dùng nước rửa mũi cho trẻ

Dùng nước rửa mũi cho trẻ không hề đơn giản như các mẹ vẫn nghĩ. Nếu không biết cách vệ sinh đúng, mẹ sẽ gây ra những tổn thương đáng tiếc cho mũi trẻ nhỏ. Vì vậy, các mẹ có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

  1. Đầu tiên, mẹ đặt bé nằm sao cho đầu ngửa nhẹ ra sau.
  2. Tiếp theo, mẹ nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mỗi bên mũi. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ có thể nhỏ 1-2 giọt/lần, trẻ lớn hơn thì nhỏ khoảng 4-5 giọt/lần. Mẹ để khoảng 3 giây cho nước thấm vào và làm loãng đờm trong hốc mũi.
  3. Làm sạch hốc mũi: Nếu trẻ lớn đã biết xì mũi thì mẹ cho bé ngồi dậy và xì mũi ra khăn sạch. Trong trường hợp trẻ nhỏ, không xì mũi được thì mẹ hãy dùng bóng hút để hút đờm nhớt trong hốc mũi trẻ ra ngoài.

Tư vấn chọn nước rửa mũi cho trẻ an toàn mẹ nên ghi nhớ

Nếu trẻ lớn đã biết xì mũi thì mẹ cho bé ngồi dậy và xì mũi ra khăn sạch.

Cách sử dụng bóng hút như sau: Bóp xẹp bóng hút rồi đưa đầu hút vào của mũi, lấy tay bịt mũi kia rồi đột ngột buông bóng phình ra. Khi đó, chất đờm sẽ được hút vào trong bóng hút.

Mẹ có thể thực hiện việc vệ sinh mũi 4 lần/ngày cho đến khi bé không còn bị nghẹt mũi nữa. Nếu tình trạng bé bị nghẹt mũi và tiết nhiều nước mũi vẫn còn, mẹ có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.

Như vậy, việc sử dụng nước rửa mũi cho trẻ là phương pháp an toàn và hiệu quả trong việc điều trị bệnh sổ mũi ở trẻ em. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, trong trường hợp bé không bị ốm, mẹ không nên rửa mũi cho bé với mục đích phòng ngừa bệnh. Việc quá lạm dụng nước muối sinh lý có thể làm hư hại lớp niêm mạc mũi, gây nên tình trạng viêm nhiễm ở trẻ.>>> Xem thêm: Hướng dẫn rửa mũi bằng nước muối sinh lý tại nhà đúng cách

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!