Khách mời chương trình: TS. Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam; ThS. Bác sĩ nội trú Nguyễn Quốc Thái, bác sĩ Phòng cấp cứu Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai
Cách điều trị bệnh Tay chân miệng (P2)
MC: Khán giả Hồ Văn Thuận hỏi: Xin hỏi ThS. BS Nguyễn Quốc Thái, tôi được biết là bệnh TCM có khá nhiều chủng và nhóm bệnh, và người bị bệnh cũng có những cấp độ khác nhau. Vậy các chủng bệnh đó nguy hiểm như thế nào? Tôi nghe nói khi mắc phải typ EV71 thì rất nguy hiểm, bởi vì, chúng có khả năng gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương. Bác sĩ có thể phân tích rõ được không ạ? Xin được Bác sĩ phân tích rõ. Tôi xin cảm ơn.
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Trong nhóm virut gây bệnh thì EV71 là nguy hiểm nhất. Nó có thể gây viêm não, nhưng có thuốc điều trị, giảm nguy cơ tử vong và di chứng, nhưng phải chữa sớm. Hiện nay có 4 độ TCM, độ 1, 2, 3, 4, độ 2 có 2a, 2b. Nếu trẻ đến sớm ở độ 2a thì có thể dùng thuốc điều trị. Thật sự virut này gây biến chứng nặng, nhất là ở não.
MC: Xin hỏi TS. Từ Ngữ, ở các cấp độ khác nhau của bệnh sẽ có những cách chữa trị khác nhau. Vậy chế độ dinh dưỡng ở các cấp độ của bệnh thì nên thế nào cho phù hợp ạ? Trẻ em thì nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm nào để nhanh lành các vết thương và nên hạn chế thực phẩm nào để hạn chế kích ứng ngứa, đau?
TS. Từ Ngữ: Ở độ 1, 2 thì có thể áp dụng quy tắc đã nói, còn độ 3, 4 thì phải nuôi qua đường tĩnh mạch. Đó là cả 1 vấn đề về việc ăn điều trị. Hiện việc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch còn khá hạn chế. Với trẻ nhỏ, phải nấu mềm, giàu protein thì có thể ăn qua ống thông, còn nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch phải phụ thuộc và xét nghiệm và có chỉ định của bác sĩ.
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Ăn qua ống thông là chúng ta luồn 1 ống từ mũi, miệng vào dạ dày trẻ, đến giờ ăn là bơm cho trẻ. Còn nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch chỉ ở thứ yếu.
MC: Thưa ThS.BS Nguyễn Quốc Thái, bệnh tay chân miệng với biểu hiện ban đầu giống như các triệu chứng sốt thông thường, vì vậy nhiều người dân vẫn chủ quan cho con uống thuốc và điều trị hạ sốt đơn thuần tại nhà. Vậy thời điểm nào nên đưa trẻ đến bệnh viện để tránh những biến chứng khôn lường thưa bác sĩ?
Chuyên gia tư vấn bệnh Tay chân miệng
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Ở Việt Nam có nhiều bệnh gây sốt, khiến rất khó phân định nguyên nhân. Các bậc cha mẹ nên tin vào hệ thống y tế. Nếu trẻ sốt nên cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt để có tư vấn chính xác, khi nào cần đưa đến khám lại khi nào. Ở bệnh TCM, các cháu sốt hơn 39 độ, giật mình thì đưa cháu đi khám lại ngay. Ngoài ra, nếu trẻ rối loạn nhịp thở, vã mồ hôi thì phải đưa đi khám ngay.
MC: Khán giả có tên: Bùi Mỹ Hạnh, Bắc Ninh có hỏi: Chào Bác sĩ! Cháu gái tôi năm nay 2 tuổi. Khoảng 10 ngày nay trên chân (bàn chân, đầu gối), tay (kẽ tay, bắp tay), mông, háng của cháu xuất hiện các mụn nước nhỏ. Khi tắm hoặc cháu dùng tay chà vào thì mụn vỡ ra, hôm sau tạo thành vết loét khoảng 5mm. Cháu vẫn ăn uống và sinh hoạt vui chơi bình thường, có sốt nhẹ nhưng khi mẹ cháu cho uống nước cam thì cháu hạ sốt ngay. Gia đình nghi ngờ cháu bị tay chân miệng hoặc thủy đậu. Xin Bác sĩ tư vấn giúp ạ!
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Triệu chứng này tôi nghĩ nhiều về bệnh thuỷ đậu. Nếu có nhiều lứa tuổi tổn thương trên da thì có thể là thủy đậu. Còn TCM thì chủ yếu mọc ở tay, chân. Bệnh thuỷ đậu cũng khá lành tính, chỉ cần chăm sóc nếu trẻ ngứa ngáy thì dùng thuốc sát khuẩn. Cần giữ sạc tổn thương trên da để tránh nguy cơ bội nhiễm.
MC: Thưa TS. Từ Ngữ, với những trẻ mắc TCM, đặc biệt khi mụn trên da bắt đầu vỡ ra, đồng nghĩa với việc rất dễ nhiễm trùng, chắc hẳn cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt hơn đúng không ạ? Trong những trường hợp nguy kịch này, cần có những lưu ý đặc biệt nào về dinh dưỡng không ạ?
TS. Từ Ngữ: Lúc này, vitamin A rất có giá trị trong việc hỗ trợ chống bội nhiễm và lành bệnh nhanh hơn. Như tôi đã nói ở trên, vai trò của vitamin C, PP đóng vai trò quan trong trong giai đoạn này.
Cách điều trị bệnh Tay chân miệng (P3)
MC: Khán giả có tên Cao Lê Nguyên, Vũng Tàu có gửi đến TS Từ Ngữ câu hỏi như sau. Chào TS. Từ Ngữ. Con gái tôi được 13 tháng tuổi. Tháng trước cháu bị TCM, đang bị bệnh TCM, khi bắt đầu phát bệnh, cháu bị phồng rộp ở lòng bàn chân, lan lên đùi, mông, rồi lên miệng, co giật từng cơn. Hiện các bác sĩ đang điều trị rất chu đáo tuy nhiên, cháu không chịu ăn vì miệng bị lở loét. Vậy xin TS tư vấn cho tôi nên cho bé ăn những loại thực phẩm nào và chế biến chúng ra sao để bé hấp thụ được và sớm hồi phục. Tôi xin cảm ơn.
TS. Từ Ngữ: Cháu có thể ăn qua đường miệng dù đau rát. Nếu không thể thì phải nuôi qua đường ống thông. Nhưng trong trường hợp này nên cho, ăn theo đươ ngf tự nhiên, nấu lỏng, giàu dinh dưỡng, bổ sung nhiều nước, nhất là nước hoa quả ép. Cho nên, chúng ta có thể dùng 1 phần sữa đậu nành để cân bằng với nước ép hoa quả.
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Để tạo thuận lợi cho các cháu khi ăn, chúng tôi bôi thêm các loại gel gây tê, giúp các cháu ăn dễ dàng hơn.
MC: Thưa ThS.BS Nguyễn Quốc Thái, bệnh tay chân miệng nếu không phát hiện kịp thời thì sẽ có những biến chứng nguy hiểm? Đó là những biến chứng nào? Trẻ bị TCM ở cấp độ nào mới có những biến chứng đó thưa Bác sĩ?
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Theo phân độ bệnh, từ độ 2 trở đi phải theo dõi trong bệnh viện. Bệnh có nhiều biến chứng nhưng tập trung vào hệ thần kinh như viêm não, và biến chứng ở hệ tim mạch như viêm cơ tim, gây suy tim, khiến trẻ khó thở.
MC: Khán giả Hồ Thị Trâm, Nghệ An có hỏi: Con tôi, 16 tuổi, bị TCM được 4 ngày nay. Đến nay, các bóng nước đã bị vỡ. Tôi được biết các bọng nước ở tay, chân khi vỡ ra nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ, rất có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mủ và làm cho bệnh càng phức tạp thêm. Vậy tôi phải vệ sinh bọng nước vỡ đó như thế nào để tránh vi khuẩn xâm nhập?
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Thực ra da chúng ta có rất nhiều vi khuẩn, khi có tổn thương khiến da mất sự toàn vẹn là cơ hội cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập. Vì vậy, cần giữ da khô ráo, thuốc sát khuẩn. Việc tắm rửa cứ bình thường, sau đó chấm khô tổn thương và bôi thuốc.
MC: Khán giả Huỳnh Thị Mỹ Linh, TP HCM: Thưa bác sĩ, con tôi hiện được 14 tháng. Cháu hôm nay bắt đầu bị sốt, chân tay có một vài vết đỏ. Tôi kiểm tra thì không thấy có vết loét ở miệng, nhưng cũng không thấy bé kêu đau. Nhưng bé lại không chịu ăn uống. Cho uống sữa thì ói ra. Tôi thấy những vết đỏ đó như muỗi đốt, giống với bệnh sốt siêu vi cháu từng bị. Vậy bé có khả năng bị TCM không thưa bác sĩ? Tôi cần làm gì để chẩn đoán đúng bệnh cho bé. Tôi xin cảm ơn.
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Những tổn thưởng ở da có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp này, nếu cháu không ăn, nôn thì nên đi khám để xem bị bệnh gì.
MC: Thưa TS. Từ Ngữ, khi trẻ cứ ăn vào là nôn ra thì cần cung cấp thực phẩm gì để trẻ dễ tiêu hóa? Các loại sữa có phù hợp với trẻ bị TCM không? Để phòng tránh bệnh này, TS Từ Ngữ có lời khuyên gì cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và chế độ ăn uống không ạ?
TS. Từ Ngữ: Thực ra nôn trớ có 2 loại. Loại 1 là tự nhiên, loại thứ 2 là do bệnh lý. Khi trẻ nôn là do ăn quá no, thứ 2 là ăn thực phẩm không phù hợp. Đây giải quyết thì cần giải quyết nguyên nhân gây nôn tự nhiên, thứ 2 là không bù lượng nước sau nôn trớ thì rất dễ nôn trớ lại. Trẻ nôn trớ là mất đi 1 lượng thực ăn nên phải cho trẻ có đậm độ cao hơn, nhưng khối lượng ít hơn như sữa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!