Tư vấn trực tiếp: Nguyên nhân bệnh Tay chân miệng

Cần biết - 11/24/2024

Bệnh Tay chân miệng không phải là bệnh khó chữa, nhưng nếu phát hiện muộn sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Từ đầu năm tới nay, trên cả nước có hàng chục nghìn ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM), bệnh có chiều hướng gia tăng ở các tỉnh phía Nam. Trong khi đó, tại miền Bắc, số ca mắc bệnh đã xuất hiện rải rác trong cộng đồng, riêng trong tháng 9, số ca mắc bệnh tăng hơn so với các tháng trước.

Tư vấn trực tiếp: Nguyên nhân bệnh Tay chân miệng

Khách mời trong chương trình tư vấn

 Dấu hiệu nào cho thấy một người mắc bệnh tay chân miệng? Bệnh có thể gây biến chứng gì? Khi nào cần đưa người bệnh đến điều trị tại các cơ sở y tế? Người dân cần làm gì để phòng tránh mắc bệnh? Cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào để người bệnh chóng bình phục? Những nội dung này sẽ được các chuyên gia giải đáp đầy đủ trong buổi tư vấn truyền hình trực tiếp với chủ đề 'Cách đơn giản phòng bệnh tay chân miệng'.

Chương trình được tài trợ bởi nhãn hàng Lifebuoy và được phối hợp tổ chức giữa Cổng thông tin Y tế Sức khỏe Songkhoe.vn và Báo điện tử Suckhoedoisong.vn.

Nguyên nhân gây bệnh Tay chân miệng

MC: Trước tiên xin hỏi ThS. BS Nguyễn Quốc Thái: Thưa ThS.BS, nguyên nhân chính nào khiến càng ngày càng có nhiều người dễ mắc bệnh Tay chân miệng (TCM) đến vậy?

ThS. BS Nguyễn Quốc Thái: Bệnh TCM là bệnh có tổn thương mụn nước ở tay, chân và miệng. Còn căn bệnh kèm theo biến chứng như phù phổi, dẫn đến tử vong bắt đầu được ghi nhận từ năm 1998 ở Đài Loan. Căn nguyên cuối cùng là 1 nhóm vi-rút lây qua đường tiêu hoá. Biểu hiện: sốt nhẹ, mụn nước ở miệng, lòng bàn tay, chân… Sau đó người bệnh có biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi. Những năm gần đây ngày càng có nhiều tin về dịch bệnh, tại sao vậy? Đó là do cách lây truyền nằm ở thói quen ăn uống, không rửa tay trước khi ăn, vệ sinh cá nhân,… khiến bệnh dễ lây lan. Với thời gian, vi-rút có sự thay đổi về cấu trúc, tạo nên các chủng mới và gây bệnh mạnh hơn chủng cũ. Đó là lý do càng ngày càng có nhiêu người bị bệnh này.

MC:Thưa ThS. BS Nguyễn Quốc Thái, bệnh TCM đang lây lan ở một số tỉnh thành. Không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng mắc bệnh. Chứng tỏ vi-rút gây bệnh đang phát triển khó lường. Và không chỉ TCM mà gần đây còn xuất hiện các bệnh như Mers, Ebola, là các vi-rút gây bệnh mới trong vài năm nay. Vậy tại sao các bệnh truyền nhiễm đang trở nên khó kiểm soát và càng xuất hiện nhiều vi-rút bệnh lạ như thế?

ThS. BS Nguyễn Quốc Thái: Có nhiều bệnh tưởng chừng đã kiểm soát được nhưng nó lại quay lại nên cuộc chiến với mầm bệnh vi sinh rất khó. Rất khó để xoá sổ 1 loài sinh học khi nó đã tồn tại. Ngoài ra, các hành vi phòng bệnh còn làm chưa tốt. Thói quen ăn sạch, rửa tay cũng không phải ai cũng làm được, góp phần làm bệnh lây lan.

MC: Xin hỏi TS. Từ Ngữ, liệu thực phẩm, đồ ăn độc hại có phải là một trong những nguyên nhân khiến con người ngày càng mắc các bệnh truyền nhiễm ngoài tầm kiểm soát như thế không?

TS. Từ Ngữ: Tôi nghĩ trong các thực phẩm hiện nay thì có nhiều vấn đề như: kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật,… Như vậy, ngoài mặt khí hậu thay đổi thì thực phẩm cũng có nhiều cái gọi là thực phẩm chưa lành. Nó làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể nói chung. Vì vậy, cacs loại vi sinh tấn công cũng dễ dàng hơn. Đây chính là vấn đề vệ sinh nói chung từ vệ sinh cơ thể đến vệ sinh thực phẩm.

Triệu chứng và cách điều trị bệnh Tay chân miệng (P1)

MC: Khán giả Huỳnh Ngọc Nữ, Tp HCM có hỏi: Chào Bác sĩ! Con em được 2 tháng tuổi. Trong miệng bé có xuất hiện những vết mụn màu đỏ, ở môi và có 1 mụn ở hàm trên gần họng. Cháu sau khi tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 thì bị sốt 2 ngày, sau khi hết sốt cháu bị ho và thở có tiếng khò khè do có đờm trong cổ. Đến nay cháu bị ho 3 ngày rồi và trong miệng cháu xuất hiện nốt đỏ được 2 ngày, hiện giờ thì cháu không bị sốt. Xin hỏi Bác sĩ liệu cháu có bị bệnh tay chân miệng không ạ? Cảm ơn Bác sĩ! Xin hỏi ThS.BS Nguyễn Quốc Thái.

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Lời khuyên của tôi là chị nên cho cháu đi khám. Còn tôi xin chia sẻ bệnh TCM bắt đầu bằng sốt. Sau đó, trẻ bắt đầu mọc tổn thương da. Đây là những biểu hiện cơ bản của bệnh. Còn cháu này thì triệu chứng không rõ ràng. Giả dụ cháu bị TCM, nếu cháu hết sốt 48h thì k cần tái khám.

Tư vấn trực tiếp: Nguyên nhân bệnh Tay chân miệng

TS. Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam

MC: Thưa bác sĩ, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh TCM là thường nổi vết loét quanh miệng. Vậy Bác sĩ cho tôi hỏi: Làm thể nào để phân biệt viêm loét miệng với những vết loét ở trẻ mắc bệnh Tay Chân Miệng?

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Bệnh hay gặp nhất là do herpes gây ra, do tiếp xúc da với da. Với tổn thương như vậy thì người bệnh cảm thấy đau rát nhưng k sốt. Bên cạnh đó có dạng nữa là loét miệng, phải dùng thuốc giảm đau tại chỗ. Trong bệnh TCM có triệu chứng ở lòng bàn tay, bàn chân, giúp phân biêt với các bệnh khác. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên cần phải được theo dõi.

MC: Xin hỏi TS. Từ Ngữ, khi xuất hiện các vết loét do bệnh TCM gây ra, thì trẻ rất biếng ăn vì rất đau. Vậy thức ăn cần được chế biến như thế nào để trẻ hấp thu được ạ?

TS. Từ Ngữ: Các cháu bị nhiễm khuẩn thường cơ thể có nhu cầu cao hơn, và các cháu không ăn được. Cho nên, có mấy cách giải quyết nhưng rất khó. Các bà mẹ phải dỗ được con ăn. Thứ 2, là món ăn trẻ yêu thích phải cho trẻ ăn. Thứ 3, phải lỏng hơn, dễ ăn hơn nhưng đậm độ phải cao. Thứ 4, phải chia nhỏ bữa ăn để cung cấp đây đủ dinh dưỡng cho bé, trẻ đang bú mẹ phải cho bú mẹ. Còn trẻ khác thì bổ sung thực phẩm bổ hơn bình thường. Để khỏi nhanh hơn phải bù đủ nước. Ngoài ra, nên cho trẻ ăn đồ nguội, và không quá chua…

Tư vấn trực tiếp: Nguyên nhân bệnh Tay chân miệng

ThS. Bác sĩ nội trú Nguyễn Quốc Thái, bác sĩ Phòng cấp cứu Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai

Khán giả có email: vuvan010284@gmail.com: Con em năm nay 6 tuổi. Cách đây gần 2 tuần, bác sĩ chẩn đoán bé bị tay chân miệng. Triệu chứng ban đầu là nóng sốt khoảng 3 ngày. Sau đó phát hiện bé bị lở những nốt nhỏ trong miệng. Bé biếng ăn, ngày thứ 4 bé hết sốt. Trên tay bé có mọc một nốt mụn mủ. Khi nốt mủ vỡ ra thì xung quanh nốt cũ bé lại mọc thêm mấy mụn nữa như một bông hoa. Cách đó khoảng 2 cm có thêm một mụn mủ nữa. Bàn chân và bàn tay thì không có xuất hiện. Bây giờ là 2 tuần rồi, không hiểu sao những nốt mụn đỏ chưa mất đi. Xin bác sĩ tư vấn giùm em con em có bị làm sao không? Em cảm ơn bác sĩ thật nhiều. Cảm ơn chương trình.

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Trong bệnh TCM thì thường chỉ diễn biến trong 7 ngày thôi, còn ở đây đã 2 tuần rồi thì có lẽ là vấn đề khác. Theo mô tả, tôi nghĩ đó là do mụn mủ, nhiễm khuẩn ở trẻ em. Tôi nghĩ chị nên cho cháu đi khám để điều trị tại chỗ. Nếu tháo sạch mủ phải dùng thuốc sát khuẩn, rồi uống kháng sinh.

MC: Nếu đã từng bị và bị lại một lần nữa thì dấu hiệu của bệnh có giống như lần đầu không ạ?

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Bệnh TCM có tài phát nhưng trong thời gian tương đối dài và có thể do tác nhân khác. Còn 2 tuần thì có thể có nhưng không nhiều.

MC: Thưa TS. Từ Ngữ, trong quá trình bệnh TCM tiến triển, và đặc biệt khi da xuất hiện những vết loét thì cần hạn chế nhóm thực phẩm nào để giảm thiểu vết loét không ạ? Bệnh nhân cần ăn gì để vết loét mau lành và không để lại sẹo?

TS. Từ Ngữ: Các vết loét của TCM không để lại sẹo, nhưng để bệnh nhanh khỏi là nhờ các nhóm vitamin. Ngoài vitamin nhóm C, PP, thì hàm lượng protein phải đủ và các chất như kẽm để giải quyết căn bệnh này. Nói cách khác nên ăn nhóm rau quả, sữa có rất nhiều vitamin C và protein.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!