Tư vấn trực tiếp: Phòng bệnh Tay chân miệng

Cần biết - 11/24/2024

Bệnh Tay chân miệng không phải là bệnh khó chữa, nhưng nếu phát hiện muộn sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Khách mời chương trình:TS. Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam; ThS. Bác sĩ nội trú Nguyễn Quốc Thái, bác sĩ Phòng cấp cứu Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai.

Cách điều trị bệnh Tay chân miệng (P4)

MC: Khán giả Lê Kiều Diễm, Khánh Hòa: Thưa Bác sĩ! Tôi được biết gần đây đã xuất hiện các ca bệnh là người lớn, thậm chí ở người cao tuổi, tức là bệnh TCM đã có những biến đổi khó lường hơn, nên tôi rất lo lắng. Gần đây, ngón tay tôi gần đây thường mọc mụn nước. Vậy có phải là mắc bệnh tay chân miệng không? Những biểu hiện bệnh TCM ở người lớn khác gì với trẻ em thưa Bác sĩ? Liệu người lớn có khả năng bị những biến chứng nguy hiểm như trẻ em không? Tôi xin cảm ơn Bác sĩ. Xin hỏi

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Người lớn cũng có khả năng bị TCM tuy nhiên, nguy cơ ít hơn. Biểu hiện ở người lớn cũng giống ở các em bé. Quan trọng là nhận biết biến chứng để điều trị phù hợp. CÒn thỉnh thoảng tay có mụn nước k phải là TCM, có thể do da liễu ngoài da.

MC: Thưa TS. Từ Ngữ, chế độ dinh dưỡng cho bệnh TCM ở người lớn có khác gì với trẻ em không ạ?

TS. Từ Ngữ: Với người lớn phải tình cảm, đánh vào tâm lý. Còn ăn uống cũng giống trẻ con thôi nhưng giải quyết tâm lý cho người bệnh là cả 1 nghệ thuật.

MC: Khán giả Bùi Viết Thắng, Quảng Nam: Qua các phương tiện truyền thông, tôi được biết năm 2013, các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu và phát triển vắc-xin Beijing Vigoo giúp bảo vệ trẻ em khỏi bệnh do vi-rút EV71 (bệnh TCM) lên tới 90%. Vậy đến nay vắc-xin đó đã được sử dụng rộng rãi chưa?

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Đúng là TQ đã phát triển vắc-xin chữa EV71 nhưng từ thử nghiệm đến sản xuất thì vẫn còn phải chờ đợi.

MC: Xin hỏi TS. Từ Ngữ, trong khi chưa có vắc-xin phòng bệnh thì hằng ngày chúng ta cần lưu ý chế độ ăn uống như thế nào để có sức đề kháng tốt trước các bệnh truyền nhiễm đặc biệt là bệnh TCM?

TS. Từ Ngữ: Vấn đề vệ sinh cực kỳ quan trọng nhưng lại bị quên lãng. Dinh dưỡng là một loại vệ sinh, không khí cũng vậy. Vệ sinh chung và vệ sinh cá thể phải cân bằng. Thứ nhất, đừng để ô nhiễm vào trong cơ thể người. Thứ 2 là nâng cao thể trạng bằng tập luyện và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, tập thể dục không đúng cách lại có hại.

Phòng bệnh Tay chân miệng

MC: Khán giả từ địa chỉ email khanhnguyen404@yahoo.com có hỏi: Bác sĩ cho tôi hỏi những bệnh TCM thường lây nhiễm qua những đường nào? Phải phòng bệnh như thế nào để giảm thiểu bệnh xâm nhập vào cơ thể?

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Đường lây là đường tiêu hoá, thông thường tay có mầm bệnh, đưa lên miệng khiến lây bệnh. Trong trường hợp này, vệ sinh sau khi đi ngoài chưa tôt, dính vào tay người lành làm lây bệnh.

MC: Khán giả từ địa chỉ email ngocthuy1985@gmail.com: Chào TS. Từ Ngữ. Tôi được biết tháng 9 là tháng cao điểm của bệnh TCM và hiện số lượng bệnh nhân mắc bệnh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Con tôi đang học mẫu giáo lớn, lớp cháu có hơn 30 bạn, một vài trong số đó từng bị TCM và đã được nghỉ ở nhà điều trị. Vậy tôi phải phòng ngừa bệnh TCM cho con tôi như thế nào? Tôi có nên mua các loại vitamin uống bổ sung để tăng sức đề kháng không? Thực phẩm nào tốt cho việc phòng bệnh TCM? Cám ơn bác sĩ.

TS. Từ Ngữ: Để đề phòng thì đây là lúc chuyển mùa, làm cơ thể yếu đi, rồi một lớp 30 cháu thì việc chăm sóc từng cháu cũng khó. Các cháu bệnh cần cách ly, còn các cháu khoẻ phải tăng cương thể trạng. Hiện nay ở Việt Nam đang lạm dụng sữa nhưng lúc này phải tăng cường sữa cho cháu và các thực phẩm hỗ trợ việc chống nhiễm khuẩn và giàu kẽm.

Tư vấn trực tiếp: Phòng bệnh Tay chân miệng

Chuyên gia tư vấn bệnh Tay chân miệng

MC: Thưa ThS.BS Nguyễn Quốc Thái, có nhiều trường hợp trẻ bị TCM nặng phải nhập viện để đều trị. Vậy để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện thì các bậc phụ huynh cần phải làm gì ạ?

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Khi tiếp nhận trường hợp bệnh này thì phải xếp 1 khu riêng để xử lý. Trước và sau khi chăm sóc các cháu đều phải rửa tay. Ngoài ra hạn chế người ra vào, xử lý chất thải và phòng hộ cho người nhà và nhân viên y tế.

MC: Khán giả Trần Thu Thủy, Đồng Nai: Trước tình hình bệnh TCM chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở miền nam, tôi rất lo lắng. Tôi có 2 cháu nhỏ đang độ tuổi mẫu giáo rất khó để kiểm soát bệnh cho các cháu khi mà bọn trẻ đi học ở trường cả ngày. Hơn nữa, tôi thấy càng ngày bệnh tật càng diễn biến khó lường và vi-rút càng biến đổi phức tạp. Như vậy, chúng tôi có thể làm gì để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi nguy cơ nhiễm bệnh? 

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Để các bé mẫu giáo tuân thủ vệ sinh rất khó nên cha mẹ cố gắng bảo ban để các cháu có thói quen rửa tay để trẻ k bị bệnh qua đường tiêu hoá.

MC: Trước khi kết thúc chương trình, 2 vị chuyên gia có lời khuyên gì cho các quý vị khán giả của chúng ta không ạ? Về phương pháp điều trị, và phòng bệnh, xin được hỏi ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Về chế độ dinh dưỡng và vận động hằng ngày, chúng ta cần có chế độ như thế nào để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật?

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Cha mẹ không nên lo lắng vì bệnh có thể phòng tránh được bằng cách rửa tay sach trước và sau khi ăn.

TS. Từ Ngữ: Một trong các yếu tố là do sức đề kháng. Muốn có sức đề kháng tốt thì cần dinh dưỡng, tập luyện và tránh căng thẳng quá. Trẻ phải được tích luỹ dinh dưỡng thì mới có sức đề kháng tốt. Cha mẹ phải cố gắng cho con ăn, trong trường hợp nó ăn ít, thì không nên lo, trẻ sẽ tự ăn khi hết sốt.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!