Tưởng dùng bàn chải đánh răng quá dễ nhưng thật ra…

Chăm sóc răng miệng - 05/02/2024

Bàn chải đánh răng là vật dụng bạn sử dụng vào mỗi buổi sáng. Những mẹo dưới đây giúp bạn biết cách sử dụng chúng hiệu quả?

Bàn chải có thể gây nhiễm bất cứ vi sinh vật nào mỗi khi bạn chải răng. Khi bạn đánh răng mỗi buổi sáng, bạn có thể không nhận thấy những gì bám trên lông của bàn chải. Virus và vi khuẩn từ miệng người nhiễm khuẩn có thể bám trên lông bàn chải trong nhiều tuần và gây bệnh. Thậm chí ngay cả những vi sinh vật thường trú trong nhà vệ sinh cũng có thể gây nhiễm khuẩn. Đặc biệt, chúng thường xâm nhập vào lợi của bạn khi bạn bị chảy máu, bị thương ở miệng hoặc bị loét miệng.

Bạn đã biết cách vệ sinh bàn chải đánh răng?

Theo tuyên bố chính thức của Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ thì thông thường, bàn chải không được đóng gói trong bao bì vô trùng, vì vậy nó có thể bị nhiễm khuẩn sau khi được lấy ra khỏi hộp.

Giữ bàn chải sạch sẽ

Bạn không cần phải tốn nhiều thời gian để làm sạch bàn chải. Hãy rửa bàn chải dưới vòi nước để loại bỏ các chất bẩn. Nếu bạn mắc các bệnh như rối loạn miễn dịch, bạn có thể ngâm bàn chải trong nước súc miệng kháng khuẩn hoặc để nó chạy qua máy rửa chén.

Cất giữ bàn chải hợp lý

Khi vừa sử dụng xong, bạn không nên cất bàn chải ướt vào tủ đựng, ngăn kéo. Bạn hãy giữ bàn chải thẳng đứng, trong một cái cốc trong phòng tắm để hong khô nó. Bạn hãy dùng một đồ chứa bàn chải thông thoáng không khí và ngăn ngừa nấm mốc để đặt bàn chải vào. Việc thiếu không khí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Khi nào bạn nên thay bàn chải mới?

Bạn nên sử dụng bàn chải trong bao lâu để đảm bảo răng được bảo vệ tốt? Câu trả lời là mỗi người nên sử dụng cho chiếc bàn chải trong mỗi 3 đến 4 tháng hoặc khi nó bị hỏng. Lông bàn chải bị sờn sẽ không thể làm sạch răng và lợi. Bạn nên vứt đi những bàn chải hỏng, cũ hoặc tận dụng nó vào việc khác khi nó có dấu hiệu bị hỏng.

Bạn không được dùng chung bàn chải với người khác. Việc sử dụng chung bàn chải với người khác sẽ tạo điều kiện cho nước bọt và vi khuẩn truyền từ người này sang người khác, thậm chí có thể khiến bạn bị sâu răng.

Bạn có thể quan tâm đến:

  • Phương pháp hiệu quả để chăm sóc răng miệng cho trẻ
  • Lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho người bị bệnh tim
  • 5 tuyệt chiêu giữ răng chắc khỏe cả đời
  • Những công thức đúng và sai với việc làm trắng răng
  • Đâu là loại bàn chải đánh răng giành cho bạn?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!